|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Y tế thu hồi văn bản có danh mục thuốc cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19

10:38 | 26/07/2021
Chia sẻ
Do có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ Y tế vừa ra văn bản thu hồi công văn về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu.

Sáng 26/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký văn bản thu hồi công văn số 5944 ra ngày 24/7 về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu đang gây nhiều tranh cãi. Lý do được đưa ra là bởi "có một số nội dung chưa phù hợp".

Trước đó, trong Công văn 5944/BYT-YDCT, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền trực tiếp tham gia phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan.

Đồng thời, căn cứ thuốc cổ truyền, các sản phẩm chế biến, bào chế từ dược liệu ban hành kèm Công văn 5944/BYT-YDCT để tham khảo lựa chọn mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho các cơ sở khám, chữa bệnh để hỗ trợ cho các người bệnh nhiễm SARS-CoV-2, đội ngũ y, bác sĩ tuyến đầu và đối tượng cách ly (F1) phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương".

Theo đó, tại hướng dẫn sử dụng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược, Bộ Y tế công bố 12 loại thuốc cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đưa ra một số danh mục sản phẩm khác như: Sản phẩm sát khuẩn; thuốc xịt họng; các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe. Trong đó có hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng, thành phần, công dụng… của các sản phẩm này.

Bộ Y tế còn đề nghị các bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tổ chức bào chế, sản xuất thuốc cổ truyền, các sản phẩm từ dược liệu nếu đáp ứng các điều kiện chế biến, bảo chế theo quy định.

Theo đại diện Bộ Y tế, hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị ca mắc COVID-19 nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là tiêm phòng vắc xin, phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.

Sơn Thạnh

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).