|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ trưởng Y tế: Đợt dịch này sẽ kéo dài hơn, gây tác động trên diện rất rộng

12:14 | 16/07/2021
Chia sẻ
Đây là nhận xét của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại hội nghị giao ban trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành diễn ra sáng 16/7.

Tại buổi họp, Bộ trưởng Y tế nhận định, các đợt dịch trước chỉ một đến một tháng rưỡi là kết thúc. Đợt dịch này sẽ kéo dài hơn so với các đợt dịch trước, gây tác động trên diện rất rộng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống, phát triển kinh tế xã hội nhất là các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, TTXVN đưa tin.

Nhiều địa phương chưa nghiêm túc trong việc thực hiện Chỉ thị 16

"Biến chủng Delta lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2 - 3 lần so với các đợt dịch trước, do tốc độ bám dính đối với tế bào vật chủ, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn trong tế bào dẫn đến việc phá hủy tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian ngắn.

Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn hai ngày chứ không phải 5 ngày như trước đây. Vì vậy, các địa phương cần triển khai quyết liệt, rất cố gắng nhưng kết quả chưa được như mong muốn", ông Nguyễn Thanh Long cho biết.

Nhiều địa phương thực hiện Chỉ thị 16 chưa nghiêm túc - Ảnh 1.

Hình ảnh cuộc họp giao ban trực tuyến phòng chống dịch COVID-19 sáng 16/7. (Ảnh: Sức khỏe & Đời sống).

Cũng theo Bộ trưởng, việc thực hiện Chỉ thị 16 tại một số nơi ở một số địa phương thực hiện chưa nghiêm túc, chưa đầy đủ, chưa quyết liệt nhiều khi còn chần chừ, nấn ná.

“Nhiều nơi người dân đi lại vẫn nhộn nhịp, cửa hàng siêu thị vẫn mở dù Chỉ thị 16 quy định chỉ mở các dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, thuốc men. Chợ vẫn họp đông thì không thể chấm dứt chuỗi lây nhiễm được. Các khu công nghiệp cũng chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế.

Đặc biệt, tâm thế chuẩn bị cho tình huống dịch lan rộng, kéo dài, phức tạp, chúng ta một số nơi còn lần chần. Một số nơi dù quan điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra quan điểm "4 tại chỗ" nhưng vẫn trông chờ, ỉ lại, ngại mua sắm…", Bộ trưởng Bộ Y tế thẳng thắn.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương đánh giá rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Giảm thời gian cách ly tập trung từ 21 ngày xuống còn 14 ngày

Trước bối cảnh dịch bệnh phức tạp, số ca mắc tăng nhanh, Bộ Y tế đã quyết định giảm thời gian cách ly tập trung xuống còn 14 ngày; thí điểm cách ly F1 tại nhà. Bộ cũng đề nghị các tỉnh, thành có thể áp dụng theo hướng dẫn nếu đảm bảo đủ tiêu chí, chuẩn và điều kiện.

Ngoài ra, đối với vùng có nguy cơ cao, Bộ yêu cầu thực hiện xét nghiệm nhanh là chính, thay vì sử dụng xét nghiệm Realtime RT-PCR. Điều này sẽ giúp giảm thời gian, tối ưu xét nghiệm và trả kết quả nhanh chóng để tách F0 ra khỏi cộng đồng.

"Với tốc độ lây lan nhanh của biến chủng, trong đợt dịch này, chỉ 1 người trong nhà nhiễm là hầu như các thành viên trong gia đình nhiễm", ông Nguyễn Thanh Long phân tích.

Đặc biệt để tiết kiệm xét nghiệm nhanh, Bộ Y tế kiến nghị có thể gộp mẫu trong xét nghiệm nhanh, nhất là TP HCM nơi có tỷ lệ nhiễm cao, đặc biệt là khu vực có diễn biến phức tạp thì có thể sử dụng test nhanh gộp 3 - 5 mẫu trong một xét nghiệm.

Đã đàm phán thành công 170 triệu liều vắc xin

Về vấn đề vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế cho biết hiện nay, Việt Nam đã đàm phán thành công được khoảng 170 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 từ các nguồn khác nhau.

Nhiều địa phương thực hiện Chỉ thị 16 chưa nghiêm túc - Ảnh 2.

Bộ Y tế đã đàm phán thành công 170 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. (Ảnh: Thanh niên).

Tuy nhiên, do mức độ khan hiếm của vắc xin nên dù đã có hợp đồng mua từ tháng 11/2020, có những cam kết thỏa thuận từ tháng 9/2020 nhưng đến nay Việt Nam mới bắt đầu nhận được những lô vắc xin theo cam kết. Dự báo, tình trạng nguồn cung vắc xin hạn chế sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9/2021.

Vì vậy, Bộ Y tế sẽ ưu tiên phân bổ vắc xin cho các tỉnh, thành phố đang có dịch, các địa phương là đầu tàu phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo đạt được mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế xã hội.

Đồng thời, khi có vắc xin về, các tỉnh, thành phố phải triển khai ngay kế hoạch tiêm chủng, lựa chọn tiêm theo đúng đối tượng trong Nghị quyết 21, cùng với quyết định về đối tượng tiêm của địa phương phù hợp với thực tế.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ 27/4 tới sáng nay, số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước là 37.982 ca tại 58 tỉnh/thành, riêng TP HCM có 21.875 ca bệnh. Các địa phương tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt TP HCM, hiện đang phải đối mặt với sự bùng phát phức tạp, số ca nhiễm COVID-19 gia tăng hàng ngày.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phương Trang

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.