|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Bộ trưởng Tài chính nói gì về lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán?

17:30 | 06/11/2023
Chia sẻ
Bộ Tài chính cho biết đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trả lời chất vấn tại phiên họp Quốc hội sáng 6/11 về vấn đề nâng hạng thị trường chứng khoán, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thời gian qua tín nhiệm quốc gia Việt nam được thế giới đánh giá cao.

"Nếu như một số quốc gia bị hạ điểm thì Việt Nam được đánh giá nâng hạng với mức 'triển vọng và ổn định', hay BB+. Điều này lên tạo niềm tin cho các quỹ tài chính, quỹ đầu tư đổ tiền vào nền kinh tế và thúc đẩy phát triển", Bộ trưởng Phớc. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thêm, vừa qua trong chuyến công tác tại Mỹ có làm việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới như NP và Moody. Họ đánh giá cao thị trường tài chính Việt Nam và tin tưởng năng động phát triển và khuyến nghị cho Việt Nam.

Tuy nhiên, các tổ chức này cũng đặt ra mấy vấn đề, thứ nhất, là việc giải quyết các vấn đề của thị trường tài chính hiện nay, nợ tín dụng, nợ xấu tăng cao, nợ trái phiếu quá hạn. Thứ hai là giải ngân đầu tư công cũng bị ách tắc thì cần giải quyết như thế nào và thứ ba là quan điểm của Chính phủ về xử lý thị trường bất động sản…

"Tôi đã thông tin cho họ các vấn đề này về giải pháp của Chính phủ về các vấn đề này, các tổ chức quốc tế đều hài lòng và tin tưởng về những giải pháp đề ra của Việt Nam", Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội).

Với riêng thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính cho biết đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Uỷ ban Chứng khoán đã làm việc với Mỹ và tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư để họ hiểu hơn về thị trường tài chính của Việt Nam, Bộ trưởng cho biết. 

Theo hãng tin Reutes, Việt Nam đang có kế hoạch nới lỏng các thủ tục thanh toán cho các nhà đầu tư nước ngoài, đây được coi là một biện pháp quan trọng để thuyết phục các tổ chức xếp hạng trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi (emerging market), từ đó thu hút vốn.

Thị trường Việt Nam đang được hai tổ chức xếp hạng thị trường là FTSE Russell và MSCI phân loại vào nhóm thị trường cận biên (frontier market). Điều này đã ngăn cản nhiều tổ chức, quỹ đầu tư rót vốn vào các doanh nghiệp niêm yết.

Theo mô hình của Trung Quốc, Việt Nam sẽ cho phép các công ty chứng khoán bảo lãnh cho các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu, động thái này được tổ chức xếp hạng thị trường FTSE Russell coi là một bước tiến, giúp loại bỏ rào cản pháp lý đã cản trở việc nâng hạng trong nhiều năm qua.

Bà Lê Thị Lệ Hằng, Giám đốc chiến lược Chứng khoán SSI - người trực tiếp tham gia vào kế hoạch cho biết: “Các cuộc họp với FTSE Russell rất tích cực và có thể dẫn đến việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi thứ cấp (secondary emerging market) vào tháng 9/2025”.

Để đáp ứng mốc thời gian trên, FTSE Rusell cần thông báo việc nâng hạng sớm nhất vào tháng 9/2024, trước thông báo chính thức từ 6 đến 12 tháng. Nếu được nâng hạng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ vào chung nhóm với các thị trường Indonesia, Philippines, Qatar và Trung Quốc.

Hạ An

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).