|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hiến kế xuất khẩu thủy sản bền vững

15:42 | 06/06/2019
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng để xuất khẩu thủy sản bền vững không cách nào khác ngoài việc tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể từng nhóm ngành hàng.

Thực hiện 9 khuyến nghị của EU về gỡ thẻ vàng

Tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội diễn ra sáng ngày 6/6, giải đáp câu hỏi của đại biểu về giải pháp xuất khẩu thủy sản bền vững, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyên Xuân Cường cho rằng không cách nào khác ngoài việc tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể từng nhóm ngành hàng. 

Đối với nhóm ngành hàng thủy sản, Bộ trưởng cho rằng kể cả người dân, doanh nghiệp, nhà nước cần tập trung hơn.

Bộ trưởng Cường thông tin hiện nay xuất khẩu thủy sản ngày một tăng trưởng và năm nay kì vọng đạt mốc 9 tỉ USD.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT hiến kế xuất khẩu thủy sản bền vững - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.

"Đây là nhóm ngành hàng Việt Nam có lợi thế, tuy nhiên EU "giơ" thẻ vàng IUU đối với Việt Nam. Đây là một định chế của khu vực này nhằm ngăn cấm việc đánh bắt hải sản bất hợp pháp, đảm bảo sự bền vững của đại dương và kinh tế biển", Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng nhận định những khuyến nghị của EU hoàn toàn phù hợp để Việt Nam tái cơ cấu lại ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững và có trách nhiệm hơn.

Theo đó sau ngày 23/10/2017, Việt Nam đã đưa ra các giải pháp, đặc biệt là những giải pháp thuộc chức năng của Quốc hội là thông qua luật thủy sản mới. Chính phủ đã chỉ đạo ban hành các văn bản theo luật bao gồm 2 nghị định, 8 thông tư. Bên cạnh đó, 28 tỉnh duyên hải đã tuyên truyền ngư dân và các thành phần khai thác biển. 

Kết quả là các vi phạm về khai thác cá của chúng ta ở các quốc đảo Thái Bình Dương hai năm gần đây không còn nữa.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng cho biết vẫn còn một phần sai phạm ở phía nam trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. 

"Về khách quan đúng là có một phần chồng lấn về ranh giới biển nhưng về chủ quan đúng là ngư dân của chúng ta một số còn vi phạm", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin.

Do đó, trong thời gian tới để xuất khẩu thủy sản bền vững Bộ trưởng cho rằng cần phải tiếp tục thực hiện 9 khuyến nghị của EU. Ngoài ra, hướng nuôi trồng của Việt Nam hiện nay đang rất tốt, cần tập trung tái cơ cấu nhiều hơn nữa trong đó chú ý đến liên kết sản xuất chặt chẽ.

Ngoài ra, Việt Nam cũng cần chú ý nuôi trồng ở phía biển. Trong chuyến đi vừa qua của Thủ tướng, Na Uy đã hợp tác chiến lược với Việt Nam nuôi thủy sản biển xa bờ, tận dụng các yếu tố khoa học công nghệ, đảm bảo phát triển bền vững.

Giải quyết vấn đề ngư dân Việt Nam bị bắt tại các vùng biển chưa phân định

Cũng trong phiên sáng nay, trả lời câu hỏi của đại biểu Quộc hội liên quan đến việc ngư dân Việt Nam bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt tại các trong vùng biển chưa phân định, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết vấn đề bảo vệ ngư dân hết sức quan trọng, và đây cũng là trách nhiêm của cơ quan trong vấn đề bảo vệ ngư dân đánh cá hợp pháp trong vùng biển của chúng ta.

Thời gian vừa qua cũng có một số vụ việc về ngư dân bị bắt giữ. Phó Thủ tướng nêu rõ quan điểm, Việt Nam kiên quyết bảo vệ ngư dân nếu bị lực lượng chức năng nước ngoài bắt ngay cả khi đánh bắt trong vùng biển hợp pháp. Trên thực tế chúng ta đa đấu tranh với các nước khi bắt ngư dân của chúng ta và yêu cầu thả và bổi thường nếu gây thiệt hai. 

Cũng có trường hợp ngư dân bị bắt ở vùng biển chưa đươc phân định, đặc biệt là giữa Việt Nam và Indonesia.

Giữa Việt Nam và Indonesia trong năm 2003 đã phân định thềm lục địa nhưng chưa phân định vùng đặc quyền kinh tế tức là vùng biển trên khu vực thềm lục địa do đó có những chanh châp trong vùng đánh cá này và có một số vụ đã xảy ra va chạm mỗi lần.

Mỗi lần xảy ra va chạm như vậy, Bộ Ngoại giao đã trực tiếp trao đổi và phản đối với Đại sự quán Indonesia tại Việt Nam, cũng như đối tác ở nước bạn, yêu cầu thả và đền bù.

Tuy nhiên, đồng thời trong thời gian qua có vụ ngư dân Viêt Nam đánh bắt cá ở những vùng biển nước khác và bị bắt. 

Đối với những ngư dân này Chính phủ cũng bảo hộ đối với công dân thông qua thăm lãnh sự yêu cầu đối xử nhân đạo, xét xử hợp lí, thả người và tàu biển. Đồng thời, chúng ta cũng phải giáo dục để ngư dân tôn trọng luật pháp quốc tế, chỉ đánh bắt cá trong vùng hợp pháp Việt Nam và được lực lượng chức năng bảo hộ khi bị xâm phạm bắt giữ.

Đức Quỳnh