|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Bắt đầu ngày 1/8, EVFTA chính thức đi vào hiệu lực

10:31 | 08/06/2020
Chia sẻ
Nếu không có gì thay đổi hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau khi hoàn tất mọi cộng việc. Điều này đồng nghĩa từ ngày 1/8, hiệp định chính thức đi vào hiệu lực.

Kết quả của 9 năm đàm phán

Trả lời báo chí sau khi Quốc hội chính thức bấm nút thông qua Hiệp định Thương mại từ do Việt Nam - EU vào sáng ngày nay (8/6), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhận định đây là kết quả của quá trình đàm phán kí kết kéo dài tới 9 năm.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Bắt đầu ngày 1/8, EVFTA chính thức đi vào hiệu lực - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Đức Quỳnh

 "Chúng ta rất vui mừng khi được chứng kiến kết quả tốt đẹp liên quan đến việc phê chuẩn của Hiệp định EVFTA đã được thực hiện tại Quốc hội ngày hôm nay.

Việt Nam trải qua quá trình khó khăn và gian khổ trong 9 năm để trở thành đối tác bình đằng trong một hiệp định cân bằng về lợi ích, hiệp định chiến lược trong sự phát triển giữa Việt Nam và EU", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cho biết quá trình đàm phán kí kết, phê chuẩn Hiệp định EVFTA đã đi vào bước cuối cùng và hoàn tất. Phần công việc còn lại chủ yếu là những phần thủ tục đối ngoại trong việc trao đổi công hàm giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu để chính thức hoàn tất qui trình pháp lí.

Nếu không có gì thay đổi hiệp định chính thức có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau khi hoàn tất mọi cộng việc. Điều này đồng nghĩa từ ngày 1/8, hiệp định chính thức đi vào hiệu lực. 

Người đứng đầu Bộ Công Thương nhận định hội nhập của Việt Nam đã thực sự bước sang trang mới tức là giai đoạn chúng ta đã rất chủ động trong chiến lược hội nhập sâu và rộng trên toàn thế giới, đảm bảo lợi ích cốt lõi của đất nước, phục vụ cho việc phát triển bền vừng cho cả đất nước.

Với EVFTA, chúng ta đã có hiệp định rất quan trọng với chất lượng cao, phạm vi rộng và sâu, với đối tác hàng đầu thế giới. 

Có thể nói nếu xét vào khía cạnh hội nhập chúng ta đã đi vào giai đoạn cuối mà chúng ta đã rất chủ động hội nhập ở khu vực và toàn cầu. 

Làm gì để doanh nghiệp hưởng lợi cao nhất từ EVFTA?

Lúc này không phải ngồi lại với nhau để hỏi rằng liệu là doanh nghiệp Việt Nam có thể vào ngay thị trường châu Âu được hay không mà chúng ta phải đặt vấn đề chúng ta phải làm gì để cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế được thụ hưởng cao nhất những cơ hội từ EVFTA?

Để trả lời câu hỏi này, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành phải vào cuộc sớm ngay từ trong quá trình triển khai hoạt động đàm phán. 

Với hiệp định thương mại tự do thế hệ mới kiểu này, Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương được Liên minh Châu Âu lựa chọn để tổ chức thực thi.

Mới đây Bộ Công Thương cũng đã tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức nội dung cụ thể của hiệp định EVFTA đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này rất quan trọng bởi doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 97% tổng toàn bộ doanh nghiệp Việt Nam. 

Thị trường EU vô cùng quan trong đối với chúng ta, bởi tổng GDP toàn khu vực lên tới 18.000 tỉ USD. Đó là khu vực mạnh thứ hai thế giới xét về nhu cầu trong nhập khẩu. Mỗi năm, khu vực này nhập khẩu 2.400 tỉ USD. 

Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam mặc dù tăng trưởng rất nhanh trong thời gian qua. Theo đó, trong 15 năm qua, tăng trưởng xuất khẩu sang EU tăng tới 15 lần, đạt 41 tỉ USD. 

Nhưng thị phần xuất khẩu sang châu Âu của Việt Nam mới chỉ chiếm 2%, đứng thứ 7 trong các nước xuất khẩu sang châu Âu. 

Điều đó cho thấy dư địa còn rất lớn bởi nếu nhìn vào cơ cấu thương mại, có rất nhiều ngành hàng chúng ta có năng lực sản xuất và cạnh tranh từ dệt may, đồ gỗ, điện tử, giày da…

Nhưng thuế suất khi xuất khẩu sang châu Âu thường dao động trong khoảng 10 - 30%. Điều này đồng nghĩa năng lực cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn so với các đối tác khác của châu Âu. 

Chính vì vậy, đây là cơ hội lớn để Việt Nam nâng được nâng lực cạnh tranh thông qua cắt giảm thuế quan và đơn giản hóa thủ tục.

"Tuy nhiên điều này không có nghĩa chúng ta có ngay mọi thứ trên bàn tiệc", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thị trường châu Âu có những yêu cầu rất khắt khe và đảm bảo kĩ thuật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và yếu tố khác.

Ví dụ như thủy sản, thời gian qua chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển tại thị trường châu Âu nhưng bởi vì chúng ta đang bị thẻ vàng. Nói như vậy để thấy là chúng ta đang bị áp lực rất lớn về các điều kiện", Bộ trưởng nhận định.


H.Mĩ

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.