|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ GTVT sẽ giải ngân 90 - 95% vốn ngân sách từ nay đến cuối năm

20:25 | 30/10/2019
Chia sẻ
Hầu hết các dự án của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) hiện nay đều chậm tiến độ, với tỉ lệ giải ngân vốn chưa đạt chỉ tiêu.

Giải thích về nguyên nhân một số dự án giao thông trọng điểm bị chậm tiến độ tại Nghị trường Quốc hội chiều nay (30/10), Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVT được giao là 26.000 tỷ đồng, ngành sẽ quyết tâm giải ngân 90-95% từ nay đến cuối năm.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, năm nay chúng tôi bố trí 10.000 tỷ đồng cho 11 dự án đường cao tốc Bắc Nam phía Đông và cho 14 dự án mà 15.000 tỷ đồng Quốc hội đã thống nhất giữa 2017.

Bộ GTVT sẽ giải ngân 90 - 95% vốn ngân sách từ nay đến cuối năm - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể

Đến thời điểm này, Bộ GTVT đã bàn giao cho 14 địa phương để tiến hành giải phóng mặt bằng. 

Theo tiến độ các địa phương cam kết, đến hết tháng 12 này sẽ giải ngân được khoảng 4.000 tỷ trong 7.000 tỷ phần giải phóng mặt bằng cho toàn bộ 14 dự án mà giao thông cấp bách; Còn 15.000 tỷ đồng Bộ GTVT sẽ khởi công 10 dự án vì đang đấu thầu và cũng đã chuẩn bị mặt bằng trong 3 dự án đầu tư công thì từ nay cho đến cuối năm.

“Chúng tôi dự kiến từ nay tới cuối năm có thể giải ngân được khoảng 10.000 tỷ liên quan đến giải phóng mặt bằng và liên quan tạm ứng các dự án mà khởi công”, Bộ trưởng GTVT cho biết.

Ngoài ra, khoảng 10.000 tỷ đồng liên quan đến vốn ODA vẫn chậm triển khai do có một số dự án đã được giao mới như là đoạn nối từ Lai Châu qua cao tốc Hà Nội, Lào Cai, từ nghĩa lộ Yên Bái xuống cao tốc Hà Nội, Lào Cai, Quốc lộ 19 ở Bình Định, nối lên Tây Nguyên.

“Những dự án này kinh phí rất lớn nhưng được giao thông qua Quốc hội ghi vốn chậm. Do đó, hiện nay là có vốn nhưng chúng tôi triển khai tương đối chậm. Ngoài ra, một số dự án đang triển khai, do các vướng mắc về mặt thủ tục điều chỉnh nên có hơi chậm”, ông Thể lý giải.

Bộ trưởng Bộ GTVT cũng khẳng định quyết tâm từ nay đến cuối năm sẽ giải ngân theo mặt bằng chung của cả nước là 90 - 95%.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, về giao thông liên vùng hiện cả nước có 24.500 km quốc lộ và gần 2.000 km đường cao tốc. Đây là những con đường kết nối liên vùng giữa các tỉnh để đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Ngoài ra, về vận tải hàng không có 22 sân bay; vận tải đường biển có 3.200 km. Hiện, Bộ GTVT đang phát triển mạnh vận tải ven bờ để đáp ứng được yêu cầu liên kết giữa các vùng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng thừa nhận, so với yêu cầu thì giao thông liên vùng vẫn còn hạn chế. “Trong giai đoạn sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai một số giao thông trục dọc ở khu vực phía Bắc như Hòa Bình - Sơn La, Hữu Nghị - Chi Lăng, Hữu Nghị - Đồng Đăng, thành phố Hạ Long lên Móng Cái (Quảng Ninh)…

Ngoài ra, liên kết trục ngang, Bộ GTVT tập trung vào 4 dự án: Quốc lộ 4C, Quốc lộ 4D, Quốc lộ 29, Quốc lộ 37, làm sao để các trục ngang kết nối các trục dọc để giao thông vùng núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng được kết nối tốt hơn.

Riêng vùng đồng bằng sông Hồng, tập trung vào các đường vành đai của Thủ đô Hà Nội và một số tuyến đường sắt kết nối Hải Phòng để phát huy cảng biển Lạch Huyện và đưa hàng hóa về khu vực Hải Phòng. Dự kiến trong 5 đến 10 năm nữa giao thông liên vùng phía Bắc được tốt hơn.

Khu vực miền Trung hiện có tuyến đường sắt từ Hà Nội đến TPHCM dọc theo khu vực miền Trung, Quốc lộ 1A đã mở rộng lên 4 làn xe và trong nhiệm kỳ tới, Bộ GTVT sẽ kết nối đường cao tốc từ TPHCM ra tới Hà Nội. Với hệ thống kết nối này, giao thông liên kết vùng miền Trung thời gian tới sẽ tương đối tốt.

“Chúng tôi còn tập trung là kết nối các trục ngang kết nối vùng ven biển với Tây Nguyên. Hiện nay, Bộ đang cho nghiên cứu các đề án để đề xuất với Quốc hội”, Bộ trưởng cho hay.

Khu vực miền Đông Nam Bộ, Bộ GTVT đang tập trung cho hai tuyến vành đai của TPHCM là đường vành đai 3 và đường vành đai 4 kết hợp với đường cao tốc TPHCM - Tây Ninh, TPHCM – Châu Thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Hiện các dự án này cũng đang khẩn trương làm;

Ngoài ra tập trung cho sân bay quốc tế Long Thành cùng một số trục đường địa phương để làm sao giao thông liên vùng ở khu vực miền Đông Nam Bộ và TPHCM tốt nhất.

Khu vực miền Tây Nam Bộ, tập trung vào 3 trục dọc: từ TPHCM về Cần Thơ, kết nối xuống Cà Mau; Quốc lộ 60, trong đó có cầu Rạch Miễu, cầu Đại Ngải; đường N2 đi từ Củ Chi qua đồng bằng Đồng Tháp Mười đến Kiên Giang. Ba trục dọc này sẽ được ưu tiên và hiện Bộ GTVT đang nghiên cứu dự án.

Ngoài ra, 4 trục ngang của vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm quốc lộ 12 theo Quốc lộ 30, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và đường ven biển phía Tây.

“Với 3 trục dọc và 4 trục ngang, chúng tôi hy vọng giai đoạn sắp tới, giao thông đường bộ của khu vực này cũng có nhiều thay đổi. Đặc biệt, chúng tôi tập trung cho một cảng biển lớn tạo nên một đột phá có thể chịu tải 100.000 tấn vào khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

“Chúng tôi hy vọng 5-10 năm, với kế hoạch như hiện nay được khẩn trương thực hiện thì giao thông liên vùng sẽ được cải thiện tốt hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Vân Anh