|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Bloomberg nói về chứng quyền Việt Nam: Sản phẩm mới để hút nhà đầu tư ngoại

11:14 | 12/06/2019
Chia sẻ
Nhằm thu hút dòng vốn nước ngoài chảy vào thị trường chứng khoán, Việt Nam sẽ mở rộng phạm vi sản phẩm thông qua giới thiệu chứng quyền có bảo đảm tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM trong khoảng hai tuần nữa vào ngày 28/6.

Theo nhận định của tờ Bloomberg, việc đưa chứng quyền có bảo đảm (covered warrant – CW) vào giao dịch là bước đi mới nhất của các cơ quan quản lí thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm tăng thanh khoản bằng cách thu hút dòng vốn ngoại.

Trước đó, Việt Nam đã mở cửa thị trường chứng khoán phái sinh vào tháng 8/2017, nới lỏng nhiều hạn chế đối với tỉ lệ sở hữu nước ngoài tại một số ngành và đang đẩy mạnh tiến trình thoái vốn tại doanh nghiệp Nhà nước. 

Từ đầu tháng sau (ngày 3/7), sản phẩm Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ cũng sẽ bắt đầu được giao dịch, Luật Chứng khoán thi đang trong quá trình sửa đổi lớn.

Các biện pháp cải cách nói trên có thể sẽ giúp Việt Nam được tổ chức MSCI nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Ông Nguyễn Đức Thông, Giám đốc Giao dịch Phái sinh của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI chia sẻ: "Đây là dấu hiệu cho thấy chính sách của Việt Nam đang thay đổi theo hướng mở cửa hơn đối với các sản phẩm mới". Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW) được kì vọng sẽ giúp đẩy mạnh thanh khoản thị trường, hiện còn "rất nhỏ giọt", ông Thông nói thêm.

SSI dự kiến sẽ phát hành 6 mã CW dựa trên 4 mã cổ phiếu cơ sở: FPT, MWG, HPG và MBB. Ông Thông cho rằng sản phẩm CW mới này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư tổ chức và làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước biết thêm các kiến thức cao cấp, phức tạp.

Theo thông báo của Ủy ban chứng khoán Nhà nước hồi tháng 5, Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM sẽ đưa CW vào giao dịch ngày 28/6, qua đó giúp đa dạng hóa các kênh đầu tư trên thị trường, tạo thêm công cụ để phòng ngừa rủi ro và đẩy mạnh dòng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng 7,8% sau khi giảm 9,3% trong năm ngoái. Tháng 5 vừa qua, chỉ số tham chiếu này mất 2%, mức giảm theo tháng mạnh nhất kể từ tháng 12/2018 trong bối cảnh căng thẳng thương mại trên thế giới tác động tiêu cực tới tâm lí thị trường.

Theo dữ liệu của Bloomberg, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 343 triệu USD cổ phiếu Việt Nam kể từ đầu năm đến ngày 10/6. Trong cả năm 2018 và 2017, khối ngoại mua ròng lần lượt 1,8 tỉ USD và 1,08 tỉ USD.

Bloomberg nói về chứng quyền Việt Nam: Sản phẩm mới để hút nhà đầu tư ngoại - Ảnh 2.

Giá trị mua bán ròng của khối ngoại trên thị trường cổ phiếu Việt Nam. Nguồn: Bloomberg (số liệu năm 2019 tính đến ngày 10/6).

Dẫu vậy, các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước vẫn chiếm phần lớn khối lượng giao dịch.

Hiện nay có chưa tới 10 công ty chứng khoán đăng kí phát hành CW, bao gồm ba doanh nghiệp lớn là SSI, VNDirect và HSC. Theo thông tin từ HOSE, 26 cổ phiếu có thể được sử dụng làm tài sản cơ sở cho CW, trong đó có: REE, SSI, FPT, MSN, MWG, MBB, ...

Song Ngọc

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.