|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Bloomberg: Cổ phiếu dược Việt Nam quá hấp dẫn

10:33 | 11/08/2016
Chia sẻ
Trong khi tầng lớp thu nhập trung bình mới nổi tại Việt Nam ngày càng chú ý đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhu cầu nắm giữ cổ phiếu ngành dược của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Tuy nhiên, room dành cho khối ngoại hiện còn rất hạn chế.

Cùng với độ mở ngày càng rộng của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngành dược đang nổi lên là một trong những món hời đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Cổ phiếu của Domesco (mã DMC) - công ty dược phẩm lớn thứ 3 có mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán - đã tăng phi mã 141% trong năm nay do công ty này nhận được sự chấp thuận của cổ đông cho phép loại bỏ giới hạn 49% đối với tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài. Với sự góp mặt của công ty dược Nhật Bản Taisho, cổ phiếu Dược Hậu Giang cũng tăng đáng kể là 40%. Tháng trước, hãng dược Nhật Bản đã mua vào 24,5% cổ phần của DHG.

Theo số liệu của Bloomberg, kể từ đầu năm đến nay các mã cổ phiếu ngành dược niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng khoảng 40%, tốt nhất trong số 10 ngành trong rổ VN Index.

Mới đây, UBCKNN đã chính thức cho phép Vinamik (mã VNM) được nới room tối đa lên 100% cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ngay sau khi quyết định này có hiệu lực, khối ngoại mua vào gần 65.000 cổ phiếu VNM, kéo VN Index tăng mạnh, chạm mốc cao nhất 8 năm. Nhà đầu tư vẫn đang hy vọng những quyết định tương tự như vậy sẽ được thông qua.

Trong khi tầng lớp thu nhập trung bình mới nổi tại Việt Nam ngày càng chú ý đến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhu cầu nắm giữ cổ phiếu ngành dược của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Tuy nhiên, room dành cho khối ngoại hiện còn rất hạn chế.

“Nếu Domesco được phép nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, đó sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ không những đối với thị trường chứng khoán nói riêng mà cả thị trường Việt Nam nói chung”. Ông Trần Hoàng Sơn – giám đốc chiến lược thị trường CTCK MB nhận định. “Dược vốn đã là một ngành hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài”.

Theo báo cáo của BMI Research, quy mô thị trường dược Việt Nam được dự đoán sẽ tăng từ 4,2 tỷ USD trong năm 2015 lên 7,2 tỷ USD vào năm 2020 và sau đó duy trì tốc độ tăng trưởng thường niên 2 con số cho đến năm 2025. Sáng lập viên Mekong Capital cũng cho rằng ngành dược Việt nam sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trong khoảng 10-15% mỗi năm.

Cổ phiếu Traphaco – công ty dược lớn thứ 2 niêm yết cổ phiếu trên sàn – đã tăng 72% trong năm nay. Hai cái tên nằm trong top 5 cũng tăng đáng kể. Cổ phiếu Imexpharm cũng tăng 40% và dược Cửu Long tăng mạnh 135%. Trong năm nay, chỉ số VN Index đã tăng 12%.

tin nhap 20160811103129

Mặc dù giá tăng mạnh nhưng cổ phiếu của những công ty này vẫn đang được định giá thấp. P/E của Domesco là 7,2 lần. DHG là 11,9 lần và Traphaco là 17,8 lần. Trong khi đó, chỉ số ngành dược của Thái Lan ở mức 14 lần và Hàn Quốc là 37,9 lần.

“So với cổ phiếu ngành dược tại các thị trường mới nổi, cổ phiếu ngành dược Việt Nam vẫn khá rẻ”. Giám đốc phân tích Lê Hồng Liên của Maybank Kim Eng nhận định.

Theo số liệu từ VNDirect Securities, chỉ riêng công ty CFR International SpA của Chile hiện đang nắm giữ 45,9% cổ cổ phần tại Dược Hậu Giang, Imexpharm và Domesco. Cả 3 công ty này đều đã kín room cho nhà đầu tư nước ngoài. Khối lượng cổ phần khối ngoại nắm giữ tại Traphaco là 45%.

Bên cạnh đó, Michel Tosto – giám đốc VietCapital Securities lại cho rằng nhà đầu tư nước ngoài cũng đang phải đối mặt với một số rủi ro. “Vấn đề ở đây là các công ty dược niêm yết cổ phiếu trên sàn thường có xu hướng thu nhỏ và không ưa thích thanh khoản. Để tìm được công ty tốt trong ngành này quả là một bài toán khó”.

Tổng giám đốc Mekong Capital – Chris Freund nhận định cổ phiếu ngành dược đang khá hấp dẫn ở thời điểm hiện tại, nhưng các nhà đầu tư chiến lược thường ưa thích trả cao hơn cho phần bánh lớn. “Tôi hy vọng sẽ được nhìn thấy nhiều thương vụ mua bán cổ phiếu hơn trong vòng 12 tháng tới”.

Theo Anh Sa