|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Biến chủng Delta khiến châu Á đứng giữa hai lựa chọn - sống chung với dịch hay tiếp tục phong tỏa

16:08 | 28/06/2021
Chia sẻ
Biến chủng Delta đang lan rộng và dần trở thành mối nguy cơ đe dọa đến các kế hoạch quay trở lại cuộc sống bình thường của nhiều quốc gia trên thế giới.

Biến chủng Delta với khả năng lây lan mạnh đã khiến các quốc phương Tây phải đặt ra câu hỏi lớn về "mở cửa du lịch" trong hè này. Bên cạnh đó, nó cũng đang hoành hành tại nhiều quốc gia châu Á, cả những nơi được coi là hình mẫu chống dịch tốt nhất được thế giới ca ngợi. Các nước đang phải đứng trước hai lựa chọn: tiếp tục phong tỏa hay "sống chung với lũ", SCMP đưa tin.

Biến chủng Delta lây lan khắp các châu lục

Tại châu Âu và Bắc Mỹ, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta (biến thể lần đầu tiên phát hiện ở Ấn Độ) đã khiến các quốc gia này phải đặt ra dấu hỏi về hy vọng cho một mùa hè bình thường, ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng vắc xin tại đây đang tăng cao nhằm thúc đẩy việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế và nối lại hoạt động du lịch.

Trong khi đó, ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, biến thể này khiến nhiều quốc gia vốn là hình mẫu chống dịch giờ đây lại phải "vật lộn" để ngăn chặn sự lây lan vi rút.

Chiến lược "chấm dứt đại dịch" bằng các biện pháp phong tỏa, đóng cửa, kiểm soát biên giới,... đã từng giúp các quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh, hạn chế số ca tử vong nhưng cũng tác động lớn tới các hoạt động kinh tế và đi lại của người dân.

Biến chủng Delta khiến châu Á đứng giữa hai lựa chọn - sống chung với dịch hay tiếp tục phong tỏa - Ảnh 1.

Thực khách ngồi giãn cách trong một nhà hàng tại Singapore. (Ảnh: Bloomberg).

Biến chủng Delta giờ đây đã xuất hiện tại hơn 80 quốc gia và được cho là có khả năng lây lan nhanh hơn 60% so với biến thể Alpha (biến thể được phát hiện lần đầu tại Anh), cao hơn khoảng 50% so với chủng vi rút được xác định lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Bên cạnh đó, biến chủng Delta cũng có khả năng kháng vắc xin tốt hơn các chủng khác, tuy nhiên người được tiêm chủng đầy đủ vẫn được bảo vệ tốt khỏi nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong.

Tại Anh, các nhà chức trách đã trì hoãn việc mở cửa hoàn toàn đến ngày 19/7 trong bối cảnh số ca nhiễm tăng gấp 6 lần kể từ cuối tháng 5, trong đó biến thể Delta chiếm tới 99% số ca nhiễm mới. Vào hôm 23/6, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu đã cảnh báo dự kiến biến chủng này sẽ chiếm hơn 90% các trường hợp nhiễm mới tại châu Âu và cuối tháng 8.

Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên EU các ly người đến từ Anh, sau đó cũng cảnh báo châu lục này đang "bên vờ vực" do sự lây lan nhanh chóng của biến chủng này.

Tại Mỹ, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết, biến thể Delta đang chiếm 20% các trường hợp mới và sẽ là chủng vi rút chính trong vài tuần tới, đặt ra "mối đe dọa lớn nhất" cho kế hoạch phục hồi sau đại dịch của đất nước.

Trong khó đó, tại Singapore, nơi hơn 50% dân số của đất nước 5,7 triệu người đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin (quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất khu vực Đông Nam Á), các cơ quan y tế nước này cho rằng sự gia tăng ca nhiễm trong thời gian vừa qua là do biến chủng Delta.

Tại Indonesia và Thái Lan, nơi có tỷ lệ tiêm chủng chỉ ở mức một con số, biến chủng Delta đang khiến số ca nhiễm tại các quốc gia này tăng cao. Các nhà chức trách ở Jakarta cũng đã phải đưa ra tuyên bố giới nghiêm tại một số khu vực của thủ đô.

Tại Australia, các nhà chức trách ở bang New South Wales gần đây đã công bố các biện pháp hạn chế bao gồm lệnh cấm ra khỏi nhà, giới hạn số người tại một địa điểm sau khi ghi nhận một loại các trường hợp liên quan đến biến thể này.

Loay hoay giữa đóng cửa hay "sống chung với COVID-19"

Mặc dù có khả năng lây lan mạnh nhưng vẫn còn đó những tranh cãi về mối đe dọa thực sự của nó khi dường như biến chủng này chỉ nhắm vào những người chưa được tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Theo một phân tích của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) được công bố vào tháng 6, vắc xin Pfizer và AstraZeneca có hiệu quả tương ứng là 96% và 92% trong việc ngăn bệnh nặng và tử vong do biến thể Delta sau khi được tiêm đầy đủ liều thứ hai.

Biến chủng Delta lây lan gấp nhiều lần, châu Á đối mặt lựa chọn sống chung với dịch hay tiếp tục phong tỏa - Ảnh 2.

Biến thể Delta làm ngăn cản kế hoạch mở cửa của nhiều quốc gia trên thế giới. (Ảnh: Reuters).

Biến thể Delta cũng khiến các nhà chức trách trên thế giới phải đứng trước tình thế "tiến thoái lưỡng nan" trong việc quyết định có nên tái khởi động nền kinh tế vốn đã bị ảnh hưởng trầm trọng vì dịch bệnh, đặc biệt là khi chiến dịch tiêm chủng vắc xin đang được tăng tốc.

Cho đến nay, châu Âu, nơi gần một nửa dân số trưởng thành đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin, hầu hết đã lên kế hoạch cho việc mở cửa trở lại, bất chấp những lo ngại về sự lây lan của biến chủng Delta.

Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy và Hy Lạp đều đã nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại hoặc giãn cách xã hội trong những ngày gần đây theo khuyến nghị của EU về việc nên mở cửa biên giới cho du khách đã tiêm đầy đủ. Trong khi đó, Bồ Đào Nha gần đây lại đưa ra lệnh cấm di chuyển không cần thiết tại thủ đô Lisbo.

Tuy nhiên, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có tỷ lệ tiêm chủng vẫn ở mức khiêm tốn, giới chức các nước trở nên thận trọng hơn trong việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt.

Biến chủng Delta làm 'chao đảo' nền kinh tế thế giới - Ảnh 2.

Các trung tâm thương mại đối mặt với tình trạng ảm đạm khi các quốc gia áp dụng biện pháp đóng cửa để ngăn chặm dịch COVID-19. (Ảnh: Reuters).

Biện pháp đóng cửa biên giới trên khắp các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương mang đến thành công trong ngăn chặn lây lan COVID-19, nhưng nền kinh tế thiệt hại nặng nề, đặc biệt là ngành du lịch là điều khó tránh khỏi.

Hồi tháng 5, Viện McKell có trụ sở tại Sydney cho biết việc Australia đóng cửa biên giới ước tính gây thiệt hại cho nước này khoảng 203 triệu AUD (tương đương với 157 triệu USD) mỗi ngày.

Trong cuộc khảo sát do Bloomberg công bố hôm thứ 6, hầu hết các nền kinh tế lớn của Châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ khó trở lại mức tăng trước trước đại dịch trước năm 2023, trong đó du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc khởi động sự phục hồi của khu vực.

Theo ông Donald Low, giáo sư về chính sách công tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, chính sự xuất hiện của các biến chủng mới cho thấy một thực tế đó là xã hội cần phải học các sống chung cùng vi rút.

Ông cho biết, đã đến lúc các nhà chức trách nên bắt đầu "suy nghĩ về việc chuyển đổi từ biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt sang giảm thiểu". Thực tế cho thấy COVID-19 có thể sẽ không biết mất hoàn toàn, và tất cả chúng ta nên tiêm phòng để có thể chuyển sang trạng thái bình thường sau đại dịch.

Gigi Foster, giáo sư kinh tế tại Đại học New South Wales, cũng cho rằng không nên chú ý quá mức vào các biến chủng vì nó giống như "đổ thêm dầu vào lửa" khiến cho mọi người càng trở nên sợ hãi. Xã hội cần phải thoát ra nỗi sợ ấy để quay trở lại cuộc sống bình thường.

Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy xã hội đang có nhận thức ngày càng rõ ràng về việc sống chung với COVID-19. Vào hôm 24/6, các bộ trưởng của Singapore cho biết chính phủ nước này đang hoàn thiện kế hoạch chi tiết về việc "sống chung với COVID-19".

Phương Trang

[LIVE] ĐHĐCĐ Khang Điền: Mở bán khu thấp tầng dự án liên doanh với Keppel Land từ cuối năm 2024, kinh doanh giai đoạn 1 KCN Lê Minh Xuân vào năm 2025
Theo kế hoạch năm nay, Khang Điền sẽ mở bán các sản phẩm nhà phố, biệt thự ở TP Thủ Đức và chuẩn bị đưa vào kinh doanh khu công nghiệp khi điều kiện thuận lợi.