|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bị áp thuế CBPG và CTC, xuất khẩu đường của Thái Lan vào Việt Nam giảm hơn 60%

17:03 | 13/09/2021
Chia sẻ
Việc bị áp thuế CBPG và CTC khiến xuất khẩu đường của Thái Lan sang Việt Nam từ tháng 2 đến nay liên tục giảm. Tuy nhiên, đang xuất hiện những lo ngại về việc đường Thái Lan lẩn tránh thuế nhập khẩu qua các nước ASEAN vào Việt Nam.

Theo số liệu của Hải quan Thái Lan, xuất khẩu đường (HS: 1701) của nước này trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 2 triệu tấn, giảm 51% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu sang Việt Nam giảm mạnh 60,5% (tương ứng giảm 485.834 tấn) so với cùng kỳ năm trước xuống chỉ còn 317.579 tấn. 

Như vậy, lượng đường của Thái Lan xuất khẩu sang Việt Nam trong 7 tháng qua đạt bình quân 45.368 tấn/tháng, thấp hơn đáng kể so với 114.773 tấn/tháng của cùng kỳ.

Tính riêng trong tháng 7, xuất khẩu đường của Thái Lan sang Việt Nam đạt 38.202 tấn, giảm 74,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cao hơn con số 15.205 tấn của tháng trước đó.

Xuất khẩu đường của Thái Lan sang Việt Nam đang có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái sau khi Việt Nam chính thức áp thuế 47,64% đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan, trong đó thuế chống bán phá giá (CBPG) là 42,99% chống trợ cấp (CTC) là 4,65% với thời hạn 5 năm tính từ ngày 16/6/2021.

Trước đó, đường nhập khẩu của Thái Lan chịu mức thuế CBPG và CTC tạm thời là 44,88% với đường tinh luyện, 33,88% đối với đường thô từ giữa tháng 2 năm nay.

Trong khối ASEAN, ngoài sự sụt giảm của Việt Nam thì lượng đường xuất khẩu của Thái Lan sang Indonesia – thị trường tiêu thụ đường lớn nhất của nước này trong 7 tháng đầu năm nay cũng giảm mạnh 73,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 503.728 tấn.

Tương tự, lượng đường xuất khẩu sang Singapore và Myanmar trong 7 tháng cũng giảm 22% và 29% so với cùng kỳ.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu đường của Thái Lan sang Campuchia tăng 30,4%, Malaysia tăng 19,9%, Philippin tăng 10,8%, Lào tăng 11%.

Nguồn: Cơ quan Hải quan Thái Lan. (Biểu đồ: Hoàng Hiệp)

Xuất khẩu đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn (HS: 1701) của Thái Lan tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021 (ĐVT: tấn)

Thị trường xuất khẩu

Tháng 7/2021

So với tháng 6/2021 (%)

So với tháng 7/2020 (%)

7 tháng năm 2021

So với 7 tháng năm 2020 (%)

Tổng

241.062

-35,2

-48,7

2.055.474

-51,2

Indonesia

21.166

-85,8

-86,5

503.728

-73,6

Campuchia

35.100

-4,2

19,7

333.468

30,4

Việt Nam

38.212

151,3

-74,5

317.579

-60,5

Hàn Quốc

9.136

5,8

14,4

143.554

-38,3

Đài Loan

11.236

-73,8

-54,3

123.404

-38,5

Malaysia

14.346

-68,0

69,0

122.868

19,9

Philippin

46.663

181,7

113,8

86.716

10,8

Lào

4.713

-61,9

-40,0

68.030

11,0

Nhật Bản

10.560

412,4

310,4

82.092

13,5

Singapore

10.808

12,3

35,5

59.455

-22,0

Trung Quốc

7.359

-35,4

-13,9

44.235

-32,9

Myanmar

3.781

-59,2

-38,7

46.787

-29,0

Papua New Guinea

5.352

98,0

21,8

29.423

-9,7

Sri Lanka

19.250

1,2

Hong Kong

3.033

-29,6

-64,0

19.026

-60,5

Thị trường khác19.596222,1-12,155.859-70,8
Nguồn: Cơ quan Hải quan Thái Lan. (Tổng hợp: Hoàng Hiệp)

Đường ngoại vẫn làm chủ thị trường, nghi vấn đường Thái Lan lẩn tránh thuế qua các nước ASEAN vào Việt Nam

Mặc dù lượng đường nhập khẩu chính ngạch từ Thái Lan vào Việt Nam đã giảm mạnh sau khi Việt Nam áp dụng biện pháp CBPG và CTC với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, nhưng lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam vẫn ở mức cao.

Các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu hoàn toàn làm chủ thị trường và nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu đường của Việt Nam trong 6 tháng đã đạt 781.334 tấn với tổng giá trị hơn 367 triệu USD là con số kỷ lục chưa từng có trong ngành đường Việt Nam. 

Đáng chú ý là hiện tượng bất thường trong nhập khẩu đường vào Việt Nam từ một số quốc gia ASEAN. Trong 6 tháng, lượng đường nhập khẩu từ Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đạt 399.189 tấn, tăng gấp 10 lần so với 38.610 tấn cùng kỳ năm ngoái. Trong khi, ngành mía đường tại những quốc gia này hoàn toàn không có năng lực để có thể xuất khẩu vào Việt Nam.

VSSA nhận định, thực chất đây là dấu hiệu rõ ràng của động thái lẩn tránh thuế CBPG và CTC tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, khi cả năm nước trên đều có nhập khẩu đường từ Thái Lan và bản chất lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam từ 5 nước ASEAN nêu trên đều có liên quan xuất xứ từ Thái Lan. Toàn bộ số lượng đường trên đây chỉ chịu thuế 5% so với mức thuế lẽ ra phải đóng là 33,88% và 48,88% tùy theo loại đường.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây Bộ Công Thương thông báo đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu điều tra của Hiệp hội Mía đường Việt Nam và đại diện cho 6 công ty sản xuất đường mía trong nước.

Theo cáo buộc tại hồ sơ yêu cầu, đã có dấu hiệu về hiện tượng các sản phẩm đường mía của Thái Lan bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) lẩn tránh qua một số các quốc gia ASEAN khác, bao gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar.

Theo tìm hiểu của người viết, giá xuất khẩu đường (HS:1701) của Thái Lan sang một số nước trong khối ASEAN trong 7 tháng qua dao động chỉ khoảng 8 – 11 triệu đồng/tấn.

Tính toán từ số liệu của Hải quan Thái Lan cho thấy, giá xuất khẩu bình quân đường của Thái Lan sang Indonesia trong 7 tháng chỉ đạt 359 USD/tấn (FOB), tương ứng khoảng 8,3 triệu đồng/tấn (tính theo tỷ giá 23.122 VND/USD được Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 9/9).

Giá đường Thái Lan xuất khẩu sang Malaysia và Myanmar đạt bình quân 409 USD/tấn (FOB), tương đương khoảng 9,4 triệu đồng/tấn.

Đường Thái Lan xuất khẩu sang Campuchia và Lào có giá bình quân cao hơn, với khoảng 461 – 462 USD/tấn, tương đương 10,7 triệu đồng/tấn. 

Với mức giá như trên cùng mức thuế áp dụng chỉ từ 0 - 5% theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) không loại trừ khả năng đường có nguồn gốc từ Thái Lan qua các nước ASEAN sau đó né thuế nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc được các nước trong khối ASEAN nhập khẩu rồi bán lại với giá cao hơn sang Việt Nam để hưởng chênh lệch giá.

Được biết, giá xuất khẩu đường của Indonesia sang Việt Nam trong 7 tháng qua đạt bình quân vào khoảng 513 USD/tấn (khoảng 11,9 triệu đồng/tấn) và từ Malaysia là hơn 480 USD/tấn (khoảng 11 triệu đồng/tấn). Hiện nay Việt Nam nhập khẩu từ các thị trường này chủ yếu là đường đã tinh luyện.

Trong đó, indonesia hiện đang là một trong những thị trường xuất khẩu đường nhiều nhất vào Việt Nam gần như không có năng lực xuất khẩu đường cho đến khi Việt Nam mở cửa thị trường đường vào năm 2020 theo Hiệp định ATIGA. 

Theo số liệu của Cục Thống kê Trung ương Indonesia, nước này đã xuất khẩu 17.125 tấn đường sang việt Nam trong năm 2020, con số này nhanh chóng tăng lên 150.076 tấn trong 7 tháng đầu năm nay và chiếm 98,2% tổng xuất khẩu đường của nước này.

Cũng cần nói thêm rằng, mức giá đường Indonesia hay Malaysia xuất khẩu vào Việt Nam tương đối cao so với mặt bằng chung của thị trường nhưng vẫn tăng mạnh mẽ vào Việt Nam, điều này cho thấy sức cạnh tranh của đường nội là chưa cao.


Nguồn: Hải quan Thái Lan. (Biểu đồ: Hoàng Hiệp)


Hoàng Hiệp

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.