|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bí ẩn đằng sau nút tương tác phẫn nộ trên Facebook

08:03 | 30/10/2021
Chia sẻ
Theo các nghiên cứu, những nút biểu cảm trên Facebook như "yêu thích", "phẫn nộ",... có giá trị cao gấp nhiều lần lượt "thích" thông thường.

Cách đây 5 năm, Facebook đã trình làng 5 hình thức tương tác mới, bên cạnh nút "Like" truyền thống, gồm "Yêu thích", "Haha", "Wow", "Buồn" và "Phẫn nộ". Ngày nay, Facebook còn có thêm nút tương tác "Thương thương", theo Washington Post.

Facebook ưu tiên những bài viết có nhiều lượt "phẫn nộ"

Tuy nhiên, câu chuyện đằng sau những nút tương tác này có lẽ còn nhiều bí ẩn. Facebook đã lập trình thuật toán để quyết định những gì sẽ xuất hiện trên Bảng tin (News Feed) của người dùng, nhằm sử dụng những biểu tượng cảm xúc (emoji) làm tín hiệu, thúc đẩy nội dung có tính chất khiêu khích.

Từ năm 2017, thuật toán Facebook cho thấy những bài viết có nhiều lượt tương tác mới có giá trị gấp 5 lần so với những lượt "Thích" thông thường. Lý thuyết rất đơn giản: Các bài đăng có nhiều biểu tượng cảm xúc có xu hướng thu hút người dùng hơn, giữ người dùng tương tác nhiều hơn. Đó là chìa khóa kinh doanh của Facebook.

Các nhà nghiên cứu nhanh chóng nghi ngờ có một lỗ hổng nghiêm trọng. Việc ủng hộ các bài đăng "gây tranh cãi" có thể vô tình mở ra "cánh cửa dẫn đến nhiều bài viết spam/lạm dụng/clickbait hơn". Cảnh báo này đã được chứng minh. Năm 2019, nghiên cứu chỉ ra những bài viết chứa nhiều tương tác "Phẫn nộ" có thể chứa nội dung sai lệch, độc hại và chất lượng thấp.

Điều này có nghĩa Facebook đã cải tiến một cách có hệ thống, làm cho các bài viết nổi bật hơn. Sức mạnh của thuật toán đã làm ảnh hưởng đến nỗ lực của đội ngũ người kiểm duyệt nội dung, những người đang chiến đấu trong một cuộc chiến cam go chống lại các bài viết có nội dung độc hại.

Bí ẩn đằng sau nút tương tác 'Phẫn nộ' trên Facebook - Ảnh 1.

Các biểu tượng trên Facebook có giá trị khác nhau. (Ảnh: Freepik).

Cuộc tranh luận về biểu tượng cảm xúc "Phẫn nộ" và những phát hiện về tác dụng của nó đã làm sáng tỏ những đánh giá chủ quan về thứ đứng đằng sau nguồn cấp tin tức Facebook - phần mềm học máy byzantine, yếu tố quyết định người dùng Facebook sẽ thấy những gì trên News Feed của họ. Những điều này cũng được cựu nhân viên Facebook Frances Haugen tiết lộ. Haugen phát biểu: "Phẫn nộ là cách dễ dàng nhất giúp Facebook phát triển".

Các nhân viên Facebook đã đánh giá và tranh luận về tầm quan trọng của sự tức giận trong xã hội: Tức giận là "cảm xúc cốt lõi của con người", một nhân viên viết, trong khi một nhân viên khác chỉ ra rằng các bài đăng gây tức giận có thể là điều cần thiết để đi theo phong trào chống tham nhũng.

Người phát ngôn Facebook, Dani Lever cho biết: "Chúng tôi đang tiếp tục làm việc để hiểu nội dung nào sẽ tạo ra trải nghiệm tiêu cực, vì vậy chúng tôi có thể giảm bớt sự phân phối của nó. Ví dụ: Một số bài đăng có lượng tương tác "Phẫn nộ" không cân xứng".

Sức nặng của nút "Phẫn nộ" chỉ là một trong nhiều đòn bẩy mà các kỹ sư Facebook sử dụng để định hình luồng thông tin trên mạng xã hội lớn nhất thế giới - một trong những đòn bẩy đã được chứng minh là ảnh hưởng đến mọi thứ, từ cảm xúc của người dùng đến các chiến dịch chính trị.

Mỗi bài đăng xuất hiện trên News Feed người dùng đều được Facebook tính đến nhiều yếu tố, được xác định ở một số điểm nhất định. Hệ thống tính điểm tổng hợp duy nhất được sử dụng để phân loại và sắp xếp các hoạt động tương tác giữa con người với nhau ở hầu hết quốc gia trên thế giới với hơn 100 ngôn ngữ.

Các đòn bẩy của Facebook dựa vào tín hiệu mà hầu hết người dùng sẽ không nhận thấy, chẳng hạn như thời lượng nhận xét mà một bài đăng tạo ra, video có phát trực tiếp hay không,... Tùy thuộc vào đòn bẩy, kể cả khi người dùng đưa ra sự chỉnh sửa nhỏ, bài đăng cũng có thể được lan truyền với tốc độ không tưởng và rất khó kiểm soát.

Theo các tài liệu, một bài viết có số điểm trung bình khoảng vài trăm. Tuy nhiên, vào năm 2019, một nhà khoa học dữ liệu Facebook đã phát hiện ra rằng không có giới hạn về mức độ tối đa của điểm xếp hạng.

Nếu các thuật toán cho rằng một bài đăng có nội dung không tốt, Facebook có thể giảm một nửa số điểm, qua đó bài đăng có thể không xuất hiện phổ biến và ngược lại.

Một lượt "phẫn nộ" bằng 30 lượt "thích"

Văn hóa thử nghiệm đã phát triển sâu rộng tại Facebook. Một thử nghiệm vào năm 2012 được xuất bản vào năm 2014 chỉ ra rằng Facebook đã tìm cách điều chỉnh giá trị cảm xúc của các bài đăng được hiển thị trong nguồn cấp dữ liệu của người dùng theo hướng tích cực hơn hoặc tiêu cực hơn, sau đó quan sát xem liệu bài đăng của chính họ có thay đổi để phù hợp với tâm trạng đó hay không, làm dấy lên lo ngại về mặt đạo đức.

Năm 2017, Facebook đã cố gắng thay đổi tình hình khi nhận thấy lượng người đăng bài sụt giảm. Đó là lý do chính dẫn đến sự ra đời của những biểu tượng cảm xúc mới. Mỗi phản ứng cảm xúc có giá trị bằng 5 lượt thích vào thời điểm đó. Logic: Một biểu tượng cảm xúc mới gây ấn tượng hơn một lượt thích thông thường. Chính Facebook cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc đưa ra những biểu tượng cảm xúc mới.

Động thái này phù hợp với một khuôn mẫu, được nêu rõ trong các tài liệu. Bằng cách chỉnh sửa thuật toán để tối ưu hóa các tính năng, đội ngũ kỹ sư của Facebook đều đảm bảo rằng chúng sẽ được mọi người sử dụng và nhìn thấy rộng rãi. Không chỉ vậy, bất kỳ ai đăng bài trên Facebook với hy vọng tiếp cận được nhiều đối tượng, chắn chắn nhận ra rằng một số bài đăng có lượt tương tác cao hơn những bài khác.

Bí ẩn đằng sau nút tương tác 'Phẫn nộ' trên Facebook - Ảnh 2.

Một lượt "Phẫn nộ" có thể có giá trị gấp 30 lần lượt "Thích". (Ảnh: The Washington Post).

Có thời điểm, CEO Mark Zuckerberg thậm chí còn khuyến khích người dùng trả thả nút "Phẫn nỗ" vào cả bình luận của người khác, dù điều này có thể khiến bảng tin của họ xuất hiện nhiều bài viết với nội dung tiêu cực hơn. Thậm chí việc tương tác với các bình luận có giá trị bằng 30 lượt thích.

Facebook nhận thấy sự tương tác từ bạn bè của người dùng trên trang web sẽ tạo ra một loại chu kỳ lành mạnh, qua đó thúc đẩy người dùng đăng bài nhiều hơn. Theo Wall Street Journal, Facebook chú trọng nhiều hơn vào các bình luận và chia sẻ thay vì những nút tương tác thông thường. Trong đó, họ đặc biệt quan tâm tới các bài chia sẻ có nhiều phản ứng "Phẫn nỗ".


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Quốc Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.