|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bất chấp bê bối thịt bẩn, xuất khẩu thịt bò Brazil vẫn tăng 20% trong tháng 3

15:04 | 13/04/2017
Chia sẻ
Trong tháng 3, mặc dù gặp phải bê bối thịt bẩn khiến Brazil mất nhiều thị trường xuất khẩu lớn nhưng tổng xuất khẩu thịt bò của nước này vẫn tăng mạnh.

Hiệp hội các doanh nghiệp xuất khẩu thịt bò Brazil (Abiec) cho biết, tổng xuất khẩu thịt bò, bao gồm thịt tươi và thịt đã chế biến, đạt 125.000 tấn trong tháng 3, tăng 20% so với tháng kế trước.

Kim ngạch theo đó đạt 501 triệu USD, cũng tăng 22% so với tháng 2 nhưng giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

bat chap be boi thit ban xuat khau thit bo brazil van tang 20 trong thang 3
Mặc dù gặp phải bê bối thịt bẩn nhưng tổng xuất khẩu thịt bò của Brazil vẫn tăng mạnh. (Ảnh: Reuters)

Kết quả này chứng tỏ chính phủ Brazil ban đầu đã đạt được một số thành công nhất định trong nỗ lực nhằm giành lại niềm tin của thế giới vào chất lượng thịt của nước này sau bê bối thịt bẩn hồi tháng 3.

Cuộc điều tra của chính phủ Brazil về đường dây hối lộ quan chức để lưu thông và xuất khẩu các sản phẩm thịt nhiễm bẩn không làm giảm khối lượng xuất khẩu trung bình, bởi nhiều quốc gia đã nhanh chóng gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu ngay sau đó, ông Antônio Camardelli, Chủ tịch Hiệp hội Abiec cho biết.

Trước đó, Hiệp hội Thực phẩm đông lạnh Abrafrigo của Brazil ngày 10/4 cũng từng khẳng định rằng, xuất khẩu thịt bò Brazil sẽ dần trở lại bình thường trong giai đoạn tháng 4 - 5.

Ông Camardelli cho biết sau bê bối thịt bẩn, Hiệp hội Abiec sẽ tập trung tăng cường sự hiện diện của thịt bò Brazil tại các thị trường chiến lược, cũng như đàm phán để thâm nhập vào thị trường mới.

Hiện nay, thị trường xuất khẩu thịt bò chính của Brazil là Hong Kong, Trung Quốc, Nga và Liên minh châu Âu, chiếm khoảng một nửa tổng lượng xuất khẩu thịt bò của cả nước trong tháng 3.

Oanh Oanh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.