|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường thép tháng 1/2023: Giá thép có thể phục hồi 2 - 3% khi Trung Quốc mở cửa

14:33 | 27/02/2023
Chia sẻ
Theo các chuyên gia, trong quý I/2023 mặt bằng giá thép nói chung có thể phục hồi 2 - 3% so với cùng kỳ do tính mùa vụ và giá thép thế giới phục hồi khi Trung Quốc mở cửa.

Sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia báo cáo với Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) là 140,7 triệu tấn trong tháng 12 năm 2022, giảm 10,8% so với tháng 12 năm 2021. Tổng sản lượng thép thô thế giới là 1.878,5 triệu tấn năm 2022, giảm 4,3% so với năm 2021.

 

Trước những khó khăn chung của thị trường khi giá nguyên liệu sản xuất thép tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng cùng nhu cầu thép sụt giảm có thể thấy lượng sản xuất thép thô cũng như lượng thép thành phẩm các loại được sản xuất liên tục giảm so với cùng kỳ năm 2021 kể từ đầu quý II/2022 cho đến nay.  

 Tại Việt Nam, áp lực từ các nền kinh tế lớn sẽ khiến cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước khó khăn hơn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thép xây dựng. Trong khi đó, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu, biến động giá cũng sẽ là yếu tố gây ra nhiều thách thức cho ngành. Từ ngày 7/2 vừa qua, các nhà sản xuất thép lớn trong nước đã thông báo tăng giá bán thép các loại. Đây là lần tăng giá thứ 4 liên tiếp trong vòng chưa đầy 1 tháng, với mức tăng thêm từ 300.000 - 380.000 đồng/tấn tùy doanh nghiệp, lên khoảng 15,5 – 16,5 triệu đồng/tấn. 

Sang năm 2023, trong quý 1, BSC kỳ vọng mặt bằng giá thép nói chung có thể phục hồi 2 - 3% so với cùng kỳ do tính mùa vụ và giá thép thế giới phục hồi khi Trung Quốc mở cửa. Sang quý II và III, diễn biến giá thép sẽ phụ thuộc vào mức độ phục hồi từ nhu cầu thép. Với quan điểm tốc độ hồi phục về nhu cầu vẫn chậm trong năm 2023, nguồn cung thép có thể tăng trở lại khi Trung Quốc mở cửa, BSC cho rằng giá thép có thể sẽ điều chỉnh giảm trở lại. 

 Chi tiết báo cáo thị trường thép tháng 1/2023 tại đây: