|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường cà phê tháng 8/2022: Giá cà phê lập đỉnh vì nguồn cung thiếu hụt

15:29 | 16/09/2022
Chia sẻ
Tại thị trường nội địa, giá cà phê nhân xô trong tháng 8 đã tăng vọt lên mức kỷ lục 50.200 – 50.700 đồng/kg trong ngày 25/8, sau đó giá có phần hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức khá cao từ 48.000 – 48.600 đồng/kg tính đến ngày 9/9.

Cùng với tồn kho ở mức thấp, xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm càng làm gia tăng thêm mối lo ngại về nguồn cung. Xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu tháng 7 đạt 9 triệu bao, giảm 8,8% so với 9,9 triệu bao của cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu trong tháng 7 tiếp tục tăng mạnh 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái, lên hơn 1 triệu bao.

Trong tháng 8 chỉ số giá cà phê toàn cầu được tổng hợp bởi ICO (I-CIP) đã tăng 4,9% so với tháng trước, lên mức trung bình 200,1 US cent/pound. Tương ứng với mức giá dao động trong khoảng 187,3 - 214,7 US cent/pound.

Tồn kho cà phê của Việt Nam đang giảm dần và đây là dấu hiệu cho thấy giá mặt hàng này trên toàn cầu có thể còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê với giá trị thu về 2,8 tỷ USD, tăng 15,3% về lượng và 40,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại thị trường nội địa, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên đã tăng vọt lên mức kỷ lục 50.200 – 50.700 đồng/kg trong ngày 25/8, sau đó giá có phần hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức khá cao từ 48.000 – 48.600 đồng/kg tính đến ngày 9/9.

Trước tình hình nguồn cạn kiệt, chúng tôi cho rằng giá cà phê robusta sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Một số doanh nghiệp cà phê lo ngại tình trạng thiếu hụt hàng sẽ kéo dài đến tháng 11. Lượng hàng nằm trong tay người dân có thể chỉ khoảng 2% sảng lượng hàng năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 13%.

Tuy nhiên, những biến số từ căng thẳng Nga – Ukraine, lạm phát nhiều nước tăng cao, các ngân hàng trung ương nâng lãi suất là những biến số có thể tác động xấu đến tình hình tiêu thụ cà phê trong thời gian tới.

H.Mĩ

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.