[Báo cáo] Thị trường cà phê quý II: Nỗi lo thiếu hụt nguồn cung quay trở lại
ICO cho biết xuất khẩu cà phê toàn cầu tháng 5 đạt 11,8 triệu bao, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái và đánh dấu tháng tăng trưởng thứ 8 liên tiếp kể từ đầu niên vụ đến nay. Tính chung 8 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (tháng 10/2023 đến tháng 5/2024), xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 92,7 triệu bao, tăng 10,9% tương đương 9,1 triệu bao so với cùng kỳ niên vụ trước.
Tháng 6, giá cà phê robusta và arabica trên thị trường thế giới đồng loạt giảm mạnh so với cuối tháng 5. Nguyên nhân là do đồng real của Brazil giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng so với đồng USD, đã khuyến khích người trồng đẩy mạnh bán ra.
Giá cà phê robusta điều chỉnh trong tháng 6 khiến mức giá tính chung trong quý II giảm. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây chỉ là đợt giảm tạm thời và thị trường sẽ nhanh chóng phục hồi bởi nguồn cung vẫn còn hạn chế, đặc biệt là tại Việt Nam.
Kết thúc 9 tháng đầu niên vụ 2023-2024 (từ tháng 10/2023 đến tháng 6/2024), Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,26 triệu tấn cà phê, tương đương 86% sản lượng vào khoảng 1,47 triệu tấn của niên vụ hiện tại và giảm hơn 11% so với cùng kỳ niên vụ trước. Nếu không tính hàng tồn kho từ năm ngoái chuyển sang thì Việt Nam chỉ còn lại khoảng 210.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 4 tháng tới cho đến khi vụ thu hoạch mới diễn ra vào tháng 11 năm nay. Điều này khiến giá cà phê trong nước thể tiếp tục tăng nhưng lượng xuất khẩu có thể giảm mạnh trong những tháng tới.
Tính trong quý II, giá cà phê Việt Nam giảm khoảng 10% do ảnh hưởng bởi thị trường thế giới.Tuy nhiên, sang thán 7, giá cà phê nhanh chóng phục hồi 7%.
Giá cà phê tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí nguyên liệu đầu vào. Điều này sẽ gây áp lực lên lợi nhuận của doanh nghiệp nếu không thể điều chỉnh giá bán phù hợp. Doanh nghiệp cần linh hoạt trong chiến lược kinh doanh để ứng phó với những biến động bất thường của thị trường.
Chi tiết báo cáo thị trường cà phê quý II/2024 tại đây