|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường gạo tuần 23/2019: Gạo Bangladesh khó xâm nhập thị trường quốc tế

08:14 | 09/06/2019
Chia sẻ
Tuần qua, thị trường gạo nổi bật với thông tin giá gạo xuất khẩu Bangladesh vẫn cao so với các nhà xuất khẩu khác như Ấn Độ và Thái Lan, dù giá gạo nội địa xuống đáy gần 3 năm. Điều này khiến khả năng cạnh tranh của gạo Bangladesh trên thị trường quốc tế là rất khó khăn.

Cụ thể, trả lời phỏng vấn từ Reuters, một thương nhân Bangladesh nhận định hoạt động xuất khẩu gạo sẽ rất khó khăn vì giá gạo của quốc gia này vẫn đắt ngay cả khi giá trong nước giảm.

"Nhìn chung, các thị trường xuất khẩu gạo đều đang ảm đạm. Ngoài ra, chúng tôi sẽ phải cạnh tranh với Ấn Độ và Thái Lan. Họ có thể đưa ra mức giá thấp hơn của chúng tôi ngay cả khi giá gạo trong nước đang giảm", một thương lái tại Dhaka cho hay.

Tuần trước, quốc gia Nam Á đã gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo kéo dài trong nhiều năm, với hi vọng bán tới 1,5 triệu tấn để hỗ trợ người nông dân sau khi giá gạo nội địa giảm mạnh.

"Gạo Bangladesh rất đắt so với những loại đền từ Ấn Độ và Thái Lan. Ở mức giá thị trường hiện tại không ai sẽ mua nó", một thương nhân tại Mumbai (Ấn Độ) nhận định.

Trong tuần, tính đến ngày 6/6, giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ và Thái Lan đều tăng vì đồng tiền địa phương mạnh mẽ buộc các thương nhân phải tăng giá.

Trong đó, giá gạo 5% tấm của Ấn Độ ghi nhận trong khoảng 366 - 369 USD/tấn trong tuần này, tăng so với mức 364 - 367 USD của tuần trước.

Đồng rupee lên mức cao nhất trong hơn 7 tuần vào thứ Tư (5/6) đã làm giảm lợi nhuận từ hoạt động bán ra nước ngoài của các nhà xuất khẩu Ấn Độ.

Ngoài ra, mưa gió mùa đến muộn tại Ấn Độ cũng có thể làm chậm việc gieo trồng vụ mùa hè, theo giới thương nhân. 

Tuy nhiên, ước tính lần thứ ba từ Bộ Nông nghiệp Ấn Độ dự đoán tổng sản lượng lương thực ngũ cốc cho biết sản lượng gạo ước đạt 115,63 tấn, tăng gần 2,5% so với 112,76 tấn được sản xuất trong năm 2017 - 2018 dù lượng mưa gió mùa thấp hơn.

Bản tin thị trường gạo tuần 23/2019: Gạo Bangladesh khó xâm nhập thị trường quốc tế - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ.

Tại nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, Thái Lan, giá gạo 5% tấm tăng nhẹ từ mức 385 - 402 USD/tấn trong tuần trước lên 393 - 402 USD/tấn (FOB) vào ngày 6/6.

Còn tại Philippines, nhà nhập khẩu lớn trong khu vực, Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) Philippines cho biết sẽ sớm bán gạo ở mức 37 peso/kg cho các cơ quan được lựa chọn và đơn vị chính quyền địa phương nhưng vẫn duy trì mức giá 27 peso/kg cho các gia đình nghèo.

Người mua từ Philippines đã thu mua lượng lớn gạo Việt Nam thu hoạch trong vụ đông - xuân trong vài tuần qua để lấy nguồn cung còn lại của vụ này, vốn có chất lượng cao hơn vụ thu hoạch hè - thu.

Giá gạo 5% tấm của Việt Nam dao động trong khoảng 350 - 360 USD/tấnhôm 6/6.

Giá lúa, gạo tại đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 23/5 - 30/5:

Loại lúa/gạo

Giá ngày 23/5 (đồng/kg)

Giá ngày 30/5 (đồng/kg)

Lúa tươi tại ruộng

Hạt dài

4.850 – 5.500

4.450 – 5.050

Hạt thường

4.350 – 4.850

4.100 – 4.750

Lúa khô/ướt tại kho

Hạt dài

5.000 – 6.500

4.600 – 6.000

Hạt thường

4.500 – 5.750

4.225 – 5.650

Gạo Nguyên liệu

Lứt loại 1

6.625 – 8.200

7.050 – 7.900

Lứt loại 2

6.475 – 7.050

6.050 – 6.850

Xát trắng loại 1

6.050 – 9.700

8.050 – 9.200

Xát trắng loại 2

7.100 – 8.050

7.100 – 7.850

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam


Tố Tố

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.