|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bản tin doanh nghiệp chứng khoán (13/7): Nhà máy hàn thân xe Vinfast sẽ hiện đại nhất Đông Nam Á, vốn điều lệ Bamboo Airways tăng lên 1.300 tỷ đồng

07:07 | 14/07/2018
Chia sẻ
Ông Võ Quang Huệ: Nhà máy hàn thân xe Vinfast sẽ hiện đại nhất Đông Nam Á; FLC muốn tăng vốn điều lệ cho Bamboo Airways lên 1.300 tỷ đồng; Đổi tên thành dịch vụ hàng không, một công ty lại huy động gần 300 tỷ đồng lên núi trồng rừng; 
Xóa sổ ngành thủy sản, Seaprodex Sài Gòn 'chật vật' với giấc mơ bất động sản; Bộ Tài chính: Tăng giám sát quá trình tăng vốn của doanh nghiệp trước niêm yết và VN30; Tiền ‘nóng’ đổ vào thị trường phái sinh, người trong cuộc nói gì; 
Tổng công ty 36 - doanh nghiệp quân đội đấu thầu 'bách chiến bách thắng' làm ăn ra sao? là tin doanh nghiệp chứng khoán nổi bật hôm nay.
ban tin doanh nghiep chung khoan 137 nha may han than xe vinfast se hien dai nhat dong nam a von dieu le bamboo airways tang len 1300 ty dong Ông Võ Quang Huệ: Nhà máy hàn thân xe Vinfast sẽ hiện đại nhất Đông Nam Á

1. Ông Võ Quang Huệ: Nhà máy hàn thân xe Vinfast sẽ hiện đại nhất Đông Nam Á

Ông Võ Quang Huệ cho biết, 5 nhà máy trong tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast đã hoàn thành kiến trúc xây dựng, cuối năm nay sẽ đưa máy móc vào, tháng 3/2019 bắt đầu sản xuất thử. Trong đó, nhà máy hàn thân xe Vinfast sẽ hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

2. FLC muốn tăng vốn điều lệ cho Bamboo Airways lên 1.300 tỷ đồng

Theo nghị quyết mới công bố, HĐQT Tập đoàn FLC thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ cho Bamboo Airways lên 1.300 tỷ đồng từ mức 700 tỷ đồng hiện nay. Công ty TNHH hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) là công ty con do CTCP Tập đoàn FLC (Mã: FLC) sở hữu 100%, hiện có vốn điều lệ 700 tỷ đồng.

3. Đổi tên thành dịch vụ hàng không, một công ty lại huy động gần 300 tỷ đồng lên núi trồng rừng

Một công ty non trẻ chưa đầy 3 năm tuổi đời vừa được hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch đổi tên thành công ty dịch vụ hàng không, tuy nhiên đáng chú ý, công ty này đưa kế hoạch tăng vốn thêm gần 300 tỷ đồng để lên Hà Giang trồng rừng. Trong một diễn biến khác, Cencon vừa đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường UPCoM, cổ phiếu này lập tức tăng giá gấp 3 so với mức giá lên sàn.

4. Xóa sổ ngành thủy sản, Seaprodex Sài Gòn 'chật vật' với giấc mơ bất động sản

Thành lập năm 2003, với ngành nghề kinh doanh cốt lõi là thủy sản nhưng đến 2016, Seaprodex Sài Gòn chính thức xóa bỏ ngành này và theo đuổi giấc mơ bất động sản như bao đại gia trên sàn chứng khoán. Nhờ chuyển hướng hoàn toàn này, từ doanh nghiệp thua lỗ (năm 2012 lỗ 44 tỷ đồng, năm 2013 lỗ 13 tỷ đồng), Seaprodex Saigon báo lãi 1,4 tỷ đồng (năm 2014), 11 tỷ đồng (năm 2015) và 83 tỷ đồng (năm 2016). Tuy nhiên đến 2017, kết quả kinh doanh có phần chững lại với lợi nhuận sau thuế khoảng 24 tỷ đồng, chỉ đạt 30% kế hoạch năm.

5. Bộ Tài chính: Tăng giám sát quá trình tăng vốn của doanh nghiệp trước niêm yết và VN30

Nửa cuối năm nay, Ủy ban Chứng khoán chỉ đạo các Sở Giao dịch Chứng khoán nghiên cứu rà soát chỉ số VN30 theo hướng hoàn thiện và giảm tác động tiêu cực liên thị trường.

6. Tiền ‘nóng’ đổ vào thị trường phái sinh, người trong cuộc nói gì

Mặc dù được kỳ vọng là công cụ phòng ngừa rủi ro, nhưng gần đây dòng tiền mạnh đổ vào thị trường phái sinh Việt Nam, khiến nhiều nhà đầu tư và chuyên gia đánh giá rủi ro trên thị trường này đang tăng lên. Theo chia sẻ của ông Đỗ Bảo Ngọc (Phó Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam), “Phái sinh là một công cụ phòng ngừa rủi ro, tuy nhiên thời gian gần đây, mục đích này chỉ xếp thứ hai".

7. Tổng công ty 36 - doanh nghiệp quân đội đấu thầu 'bách chiến bách thắng' làm ăn ra sao?

Năm 2017, Tổng công ty 36 đạt doanh thu gần 3.600 tỷ đồng, con số này chỉ gấp rưỡi so với giai đoạn nửa năm 2016 (1/7/2016 - 31/12/2016). Biên lợi nhuận gộp thấp chỉ hơn 9%, bên cạnh đó doanh nghiệp quân đội này vẫn còn đang dính nhiều vướng mắc kiện tụng chưa được quyết toán công trình với giá trị cả trăm tỷ đồng.

Xem thêm

Hoàng Linh