|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ba rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Trung Quốc hiện tại

06:06 | 24/08/2020
Chia sẻ
Trong những năm qua, Trung Quốc phát triển nhanh và mạnh đến mức Mỹ cũng phải lo ngại. Tuy nhiên, để duy trì được đà tiến của mình, nền kinh tế thứ hai thế giới vẫn còn các yếu điểm cần phải khắc phục.
Ba rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Trung Quốc hiện tại - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Getty Images)

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Năm 2019, GDP Trung Quốc đạt 14.400 tỉ USD, chỉ xếp sau con số 21.400 tỉ USD của Mỹ, theo số liệu từ Investopedia. Thậm chí, nếu tính theo ngang giá sức mua (PPP), thì Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất với GDP 27.000 tỉ USD.

Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng mặt trong vòng vài thập kỉ qua. Kể từ khi tiến hành cải cách thị trường vào năm 1978, trung bình mỗi năm GDP Trung Quốc tăng 10%.

Dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, nhưng con số này vẫn được duy trì ở mức cao so với nhiều quốc gia khác. Các chuyên gia được khảo sát bởi Bloomberg dự đoán Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới đạt được tăng trưởng GDP dương trong toàn năm 2020.

Bất chấp sức tăng trưởng mạnh mẽ và những thành tựu đạt được, đà tiến của kinh tế Trung Quốc không phải là không thể bị chặn lại. Dưới đây là những rủi ro lớn nhất Trung Quốc đang phải đối mặt, theo CNBC.

Lão hóa dân số

Trong số các nền kinh tế lớn, Trung Quốc đang già đi với tốc độ gần như nhanh chóng nhất và khó tìm được biện pháp khắc phục.

Nhiều người dân Trung Quốc di cư từ nông thôn lên thành thị. Việc sống ở thành thị thường trùng hợp với tỉ lệ sinh giảm do chi phí cao.

Năm 2015, Trung Quốc bãi bỏ chính sách một con và khuyến khích người dân sinh hai con. Tuy nhiên, năm 2019, tỉ lệ sinh tại Trung Quốc lại rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 70 năm.

Nguy cơ dân số giảm đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ cần tăng trưởng năng suất mạnh mẽ để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đánh mất lợi thế sản xuất

Lợi thế sản xuất của Trung Quốc đang biến mất. Các doanh nghiệp quốc tế chuyển hoạt động sản xuất sang Trung Quốc trong vài chục năm gần đây chủ yếu muốn tận dụng lao động giá rẻ. Tuy nhiên gần đây, các sản phẩm tiêu dùng lại cần ít lao động hơn trước. Máy móc cũng dần thay thế con người.

Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc càng bị xói mòn bởi hiện tại chi phí lao động tại các nước châu Á khác thậm chí còn rẻ hơn Trung Quốc.

Nền kinh tế không đủ đa dạng

Nền "kinh tế hỗn hợp" của Trung Quốc không đủ hỗn hợp. Dù giới chức trách Trung Quốc đã kết hợp các yếu tố tư bản, nhưng chính phủ nước này vẫn nắm chặt quyền kiểm soát đối với nền kinh tế. Sự điều hành chặt chẽ của chính phủ là thách thức lớn đối với tiềm năng phát triển tương lai của Trung Quốc.

Chuyên gia James Don của viện nghiên cứu Cato Institute Senior Fellow viết rằng tại Trung Quốc, ông không hề "nhìn thấy bất kì thị trường tự do nào dành cho các ý tưởng thiết yếu đối với sự đổi mới và cần thiết để tránh các sai lầm chính sách nghiêm trọng".

Những thách thức trên được thể hiện rõ tại Hong Kong. Vị thế trung tâm tài chính của Hong Kong đang bị đe dọa sau khi Bắc Kinh siết chặt quyền kiểm soát với thành phố này bằng việc thực thi đạo luật an ninh quốc gia mới.

Trung Quốc khó vượt qua Mỹ

Trong thế giới mà lao động ngày càng chiếm tỉ trọng nhỏ trong chi phí đầu vào, Mỹ có lẽ đang trở thành "thị trường mới nổi" hấp dẫn nhất thế giới.

Mỹ có nhiều tuyến đường vận chuyển giá rẻ và dễ dàng đến các thị trường hấp dẫn ở Bờ Đông và Bờ Tây, có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt.

Ngoài ra, Mỹ cũng là một trong những nước có mức thuế thấp nhất trên thế giới, có nguồn lao động được đào tạo. Các nhà hoạch định chính sách của nước này cũng quyết tâm mang dòng tiền đầu tư quay trở về Mỹ.

Trong kế hoạch chiến lược Made in China 2025, Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu vượt qua Mỹ trong những công nghệ đang thúc đẩy cuộc cách mạng kĩ thuật số.

Tuy nhiên, Trung Quốc có lẽ đã mắc phải sai lầm chiến lược lớn khi tiết lộ mục tiêu đầy tham vọng của mình cho toàn thế giới. Có vẻ Trung Quốc đang coi thường quyết tâm giữ vững vị thế siêu cường số một thế giới của Mỹ.

Các nhà lập pháp Mỹ bất đồng với nhau về rất nhiều vấn đề, nhưng dường như họ đều đồng ý rằng Mỹ cần phải cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục thúc đẩy doanh nghiệp nước này "hồi hương" và đồng thời gây sức ép lên doanh nghiệp Trung Quốc.

Chừng nào Mỹ còn quyết tâm bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, những lợi thế của nước này về tự do kinh tế, dân số tăng trưởng, ưu thế công nghệ và phân bổ vốn hiệu quả khó có thể bị Trung Quốc vượt qua.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Giang

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.