|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Ẩn số lãi suất và chiến tranh thương mại, xu hướng VN-Index rõ nét hơn vào cuối quý I/2019

15:46 | 11/12/2018
Chia sẻ
Theo ông Phan Lê Thành Long, VN-Index vượt đỉnh lịch sử vào tháng 4, nhà đầu tư rất hào ứng tại thời điểm đó và mong thị trường lên 2.000 điểm. Trong năm 2007, thị trường cũng hứng khởi như thế này và xuống rất mạnh ngay sau đó. 
an so lai suat va chien tranh thuong mai xu huong vn index ro net hon vao cuoi quy i2019 Chứng khoán BSC: VN-Index có thể lên 1.000 điểm trong tháng 12

Mới đây, trong hội thảo “Tìm kiếm cơ hội đầu tư trong mùa đông băng giá", ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc (CMA) tại Việt Nam đã có những đánh giá về thị trường vĩ mô Việt Nam, tác động của chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đến thị trường chứng khoán Việt Nam và xu hướng tăng lãi suất đến các doanh nghiệp.

Thị trường đang khá rủi ro, xu thế khả năng rõ nét hơn vào cuối quý I/2019

Theo ông Phan Lê Thành Long, với góc nhìn hiện tại, ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài thị trường lớn hơn các yếu tố nội tại trên thị trường theo cả yếu tố kỹ thuật và cơ bản. Việc xem Twitter bây giờ nhiều khi quan trọng hơn cả xem chart (đồ thị kĩ thuật - PV) như thế nào, dòng tiền cũng như nội tại của nền kinh tế hay doanh nghiệp. Không chỉ trong quý IV/2018 này mà từ quý I/2018, nhà đầu tư đã cần phải có những bước đi thận trọng.

an so lai suat va chien tranh thuong mai xu huong vn index ro net hon vao cuoi quy i2019
Ông Phan Lê Thành Long (ngoài cùng bên trái) chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Thu Thủy

VN-Index vượt đỉnh lịch sử vào tháng 4, nhà đầu tư rất hào ứng tại thời điểm đó và mong thị trường lên 2.000 điểm. Trong năm 2007, thị trường cũng hứng khởi như thế này và ngay sau đó xuống rất mạnh, ông Long chia sẻ.

“Đầu tư vào cổ phiếu vào thời điểm này tôi thấy rủi ro. Rủi ro ở đây là thật sự thị trường đang đi theo xu hướng nào? Chúng ta thấy rằng vài hôm Twitter của Tổng thống Mỹ đăng tải một nội dung, thị trường lên cũng được vài hôm và rồi xuống rất sâu. Đó là rủi ro chúng ta không lường được, không biết được thị trường sắp tới lên hay xuống là vấn đề rất lớn.

Theo ý kiến của tôi, với điều kiện của thị trường chúng ta hiện nay, có thể phải hết quý I/2019 mới xác định được thị trường sẽ theo xu hướng nào. Nếu nhìn vào lịch sử thì 2008 là năm rất khó với thị trường Việt Nam và VN-Index xuống còn 235 điểm vào tháng 2/2009. Nghĩa là năm 2019 chúng ta cũng cần phải có chiến lược mang tính phòng thủ nhiều hơn và phải tính đến những biến cố lớn có thể xảy ra”, ông Long trả lời.

Việc tăng lãi suất ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Tại thời điểm này, lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, một điểm sáng đó là tổng thể từ các cấp lãnh đạo đến thị trường đều nhận thức một điều lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm mục tiêu, ông Long trả lời câu hỏi về tác động của lãi suất đến các doanh nghiệp vạy nợ nhiều.

“Khi ổn định kinh tế vĩ mô thì chúng ta sẽ thấy mức độ tác động đến tỉ giá được giảm bớt, cụ thể, tỉ giá của VND/USD tăng 2,5 - 3% cho cả năm 2018… Làm định giá, chúng tôi nhận thấy rất rõ điều này. Ví dụ, đầu năm chúng tôi định giá một công ty trên sàn cho thấy mức chiết khấu rất khác so với thời điểm vừa rồi khi vừa hoàn thành một deal (PV – hợp đồng) vào tuần trước. Điều này cho thấy mức chiết khấu đã trượt đi một chút tính từ đầu năm, có nghĩa giá trị công ty trên thị trường đã bắt đầu giảm. Tuy nhiên mức độ ảnh của nó ở Việt Nam chưa bị ảnh hưởng quá lớn do chúng ta có mục tiêu kinh tế vĩ mô”, ông Long chia sẻ.

Cách đây hơn 10 năm, văn hoá cho vay của ngân hàng Việt Nam rất khác: cho rằng thời điểm cuối năm không nên cho vay. Nhưng sau đó, trên thị trường có một ngân hàng ngoại là HSBC đã làm một nghiên cứu hành vi của khách hàng và nhận thấy thời điểm các ngân hàng ít cho vay nhất là khoảng tháng 11 – 12. HSBC cho rằng đây là một cơ hội và đã làm môt chiến dịch lớn cho vay vào thời điểm tháng 11-12 và đã thành công, ông Phan Lê Thành Long chia sẻ.

Hiện, lãi suất tiết kiệm ngân hàng có xu hướng tăng, có ngân hàng huy động trên 8%. Xu hướng cho vay vào cuối năm được đẩy mạnh có thể sẽ tác động đến thanh khoản của ngân hàng. Để cải thiện vấn đề này, ngân hàng tìm cách hút tiền và lãi suất đầu vào sẽ tăng lên. Lãi suất cho vay lại được tính theo lãi suất huy động cộng với biên lợi nhuận tuỳ theo ngân hàng. Điều này dẫn đến lãi suất cho vay thời điểm cuối năm có xu hướng tăng, ông Long phân tích.

“Tuy nhiên sang đến đầu năm 2019, tôi nghĩ rằng tuỳ theo mức độ thay đổi của Fed. Trong hai lần dự kiến tăng lãi suất sắp tới có thể Fed sẽ không tăng như kế hoạch. Do đó sức ép đối với thanh khoản ngân hàng có thể giảm bớt, lãi suất thị trường cũng sẽ đi vào ổn định hơn. Khi đó là một cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại thanh khoản và dòng tiền đi vào thị trường tài chính như thế nào. Tôi vẫn giữ quan điểm ít nhất đến quý I/2019 chúng ta mới thấy được xu thế rõ nét hơn của thị trường”, ông Long chia sẻ tại hội thảo.

Dòng vốn dịch chuyển vì chiến tranh thương mại hay vì Việt Nam vẫn là nền kinh tế có nhân công giá rẻ và nhiều ưu đãi chính sách?

“Khi mọi người đề cập quá nhiều về chiến tranh thương mại, tôi cũng đã làm một khảo sát nhỏ. Tôi đi các doanh nghiệp khách hàng của tôi, chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài FDI trong lĩnh vực dệt may. Chủ tịch HĐQT của các công ty này là người Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… Lãnh đạo của các doanh nghiệp này đánh giá Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia sẽ được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại này và cho rằng là cơ hội, sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam”, ông Long cho biết.

an so lai suat va chien tranh thuong mai xu huong vn index ro net hon vao cuoi quy i2019
Dịch chuyển dòng vốn nước ngoài đến Việt Nam. Ảnh minh họa.

Xét về tổng thể, trong chiến tranh thương mại xảy ra, không quốc gia nào hưởng lợi từ Mỹ cho đến Trung Quốc. Việt Nam cũng vậy, sức ép đồng nội tệ là rất lớn, khi đồng nội tệ mất giá, dòng tiền rút ra khỏi thị trường chứng khoán. Nhưng thống kê cho thấy, Việt Nam hiện đang hút ròng chứ không phải rút ròng. Chính vì chính sách ổn định kinh tế vĩ mô khiến giúp thị trường chống lại tốt nhất những hệ quả của chiến tranh thương mại, chuyên gia này nhận định.

Xem thêm

Thu Thủy