Ấn Độ và chiến lược về công nghệ số tại vùng nông thôn Đông Nam Á
Một học sinh nữ dùng thẻ điện tử điểm danh tham dự lớp học tại Akodara – cách Ahmedabad khoảng 90km. Hệ thống này thuộc dự án “Digital Village” đầu tiên tại Ấn Độ. |
Ngân sách tỉ đô để phát triển công nghệ thông tin khu vực
“Quận Traing sẽ là nơi khởi đầu thử nghiệm”, ông Im Vutha, người phát ngôn của Bộ Bưu Chính Viễn Thông Campuchia cho biết. “Việc mở rộng dự án đến những làng khác sẽ phụ thuộc vào thành công của dự án thí điểm này.”
Cố vấn dự án là Công ty tư vấn viễn thông Ấn Độ (TCIL). Công ty sẽ xây dựng một trung tâm công nghệ thông tin tại khu vực này để người dân tiếp cận với những thông tin mới nhất về kỹ thuật canh tác và thị trường, ông Vutha cho biết thêm.
Ấn Độ luôn đi đầu trong việc phát triển công nghệ thông tin trong khu vực kể từ năm 2015. Chiến lược của quốc gia này tương tự như Singapore và Malaysia trong đầu thập niên 80, là tập trung phát triển các dự án số hóa, hướng tới cải thiện kết nối internet cũng như cung cấp các dịch vụ chính phủ điện tử.
Tháng 11/2015, Ấn Độ đã tài trợ ngân sách lên đến 1 tỉ USD để thúc đẩy các dự án hỗ trợ kết nối vật lý và kỹ thuật số giữa quốc gia này và các nước Đông Nam Á.
Năm 2016, Ấn Độ đề xuất thiết lập một hệ thống mạng lưới cáp quang tốc độ cao trong vùng, một hệ thống mạng băng thông rộng quốc gia tại các vùng nông thôn, các làng kỹ thuật số tại các vùng xa xôi hẻo lánh và các chương trình phát triển nâng cấp khác.
Tại Hội nghị thượng đỉnh liên kết ASEAN - Ấn Độ năm 2017, Lào, Việt Nam và Myanmar đã tìm kiếm sự hợp tác của Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ thông tin bao gồm an ninh mạng, chính phủ điện tử, dữ liệu lớn và các giải pháp trung tâm điện toán đám mây, theo ông Rakesh Kumar Bhatnagar, Tổng giám đốc Hội đồng thúc đẩy xuất khẩu thiết bị và dịch vụ viễn thông của Ấn Độ (TEPC).
Đưa công nghệ tới mọi nhà
Ấn Độ hiện đang sử dụng công nghệ mạng Gigabit Passive Optional Network để triển khai đẩy mạnh các dự án tăng cường tốc độ hòa mạng Internet tại quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. “Ấn Độ hiện cũng đang thiết lập các trung tâm chuyên về đào tạo và phát triển phần mềm tại một vài quốc gia Đông Nam Á”, ông Vultha cũng cho biết thêm.
Ấn Độ hiện đang là “đầu não” của dự án DigiGaon (Digital Village), có nhiệm vụ xây dựng các Trung tâm dịch vụ chung (gọi tắt là CSCs) với vai trò là các điểm tiếp nhận để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số.
Các trung tâm này có nhiệm vụ cung cấp đường truyền truy cập internet giá thấp, thúc đẩy công nghệ cũng như phát triển của các doanh nghiệp tại vùng nông thôn, tạo ra các cơ hội việc làm mới.
Tại một số ngôi làng, những trung tâm này còn giúp các người dân thiết lập các ngành tiểu thủ công nghiệp như sản xuất nến, que hương, khăn ăn vệ sinh.
CSCs đã giới thiệu về những thay đổi trong ngành ngân hàng tài chính, chế độ lương hưu, dịch vụ khám chữa bệnh từ xa và kỹ thuật số tới các ngôi làng ở vùng xa xôi, hẻo lánh, ông Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ cho biết.
Với ngân sách đầu tư ban đầu là 62,1 triệu USD, dự án DigiGaon bắt đầu vào năm ngoái với 7 ngôi làng. Vào cuối năm 2018, hơn 700 ngôi làng khác được đặt mục tiêu kỹ thuật số hóa.
Trong khi đó tại Gujarat, Ngân hàng ICICI đã chuyển đổi làng Akodara thành ngôi làng kỹ thuật số đầu tiên của quốc gia này. Với dân số 1.191 người, Akodara sử dụng hoàn toàn hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch hàng hóa và dịch vụ. Phần lớn giao dịch quan trọng, mua bán nông sản và sữa tại chợ, hợp tác xã địa phương được thực hiện số hóa thông qua SMS, Internet banking và sử dụng các thẻ ghi nợ.
Ngân hàng địa phương đã giúp đỡ 250 hộ gia đình mở các tài khoản tiết kiệm và đào tạo miễn phí để dân làng tiếp thu công nghệ số, ít phụ thuộc vào tiền mặt hơn. Các máy bán hàng cũng được sử dụng để các đại lý bán lẻ chấp nhận thanh toán số nhiều hơn.
Sáng kiến này cũng đem lại lợi ích cho ICICI, giúp ngân hàng có được thị phần khách hàng lớn trong làng. Ngân hàng đặt mục tiêu chuyển đổi thêm 500 ngôi làng khác và đào tạo hơn 50.000 dân làng vào cuối năm 2018.
Chuyển đổi số cũng có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Vào tháng 2/2014, chính phủ Ấn Độ khởi động dự án “minority cyber-gram” nhằm cải thiện trình độ internet cho dân làng Chandoli. Thậm chí, Mark Zuckerberg, CEO Facebook cũng từng ghé thăm dân làng này. Nhưng, dự án đã lặng lẽ chết đi ba năm sau đó mà không có bất cứ lý do nào.
Tổ chức phi chính phủ phụ trách dự án là Digital Empowerment Foundation đã bị yêu cầu rời khởi cơ sở làm việc tại tòa nhà chính quyền địa phương và bắt buộc đóng cửa hoạt động một năm sau đó vì không đủ kinh phí.
Dân làng lại cho rằng trung tâm bị đóng cửa vì các quan chức địa phương (hội đồng địa phương) không hài lòng với việc những đứa trẻ thành thạo Internet đã nhận ra sự vắng mặt của họ tại văn phòng và gửi email tố cáo họ.
Việc truy cập thông tin trên internet một cách không kiểm soát, không giới hạn có thể không được hoan ngênh đối với một số chính phủ và chính quyền.
Việc truy cập Facebook đã từng bị khóa và giới hạn ở một số quốc gia như Campuchia, Việt Nam và Ấn Độ. Do đó, mục tiêu kết nối với Đông Nam Á của Ấn Độ vẫn đang một con đường đầy gập ghềnh, đầy chông gai ở phía trước.