|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đông Nam Á đương đầu với biến động giá dầu trước cuộc họp của OPEC

13:37 | 05/12/2018
Chia sẻ
Bị ảnh hưởng bởi sự biến động mạnh của giá dầu trong những tháng gần đây, các nền kinh tế Đông Nam Á đang trong tình trạng khủng hoảng trước cuộc họp OPEC, dự kiến diễn ra vào tuần này. Sự kiện này được dự báo sẽ đưa ra quyết định về việc giảm nguồn cung để kéo giá đi lên.

Tình hình xuất nhập khẩu dầu thô của các nước Đông Nam Á

Đa số các nước trong khu vực Đông Nam Á là những nhà nhập khẩu dầu ròng và được hưởng lợi từ giá dầu thấp.

Những đợt giảm giá gần đây, với giá dầu thô Brent giảm xuống dưới 60 USD/thùng trong tuần tính đến ngày 30/11, đã làm lợi cho các nước nhập khẩu dầu chính như Philipines hay Indonesia. Đây là hỗ trợ làm giảm các hiệu ứng lạm phát gây ra bởi sự mất giá của đồng tiền các quốc gia này so với đồng USD, một hậu quả từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Giá dầu đã phục hồi tới 5% trong ngày 3/12 sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý ngừng leo thang căng thẳng thương mại. Động thái mới nhất này diễn ra sau khi giá dầu đã giảm khoảng 30% trong tháng trước, từ mức cao nhất 4 năm được ghi nhận vào tháng 10.

Trong khi các quốc gia trong khu vực hoan nghênh sự đình chiến của cuộc căng thẳng thương mại, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm 2/12 cho biết ông đã hi vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ đưa ra các bước mang tính xây dựng hơn.

Thị trường đã chuẩn bị cho một đợt biến động lớn hơn sau cuộc họp của hiệp hội các nhà sản xuất dầu, dự kiến bắt đầu vào thứ Năm (6/12).

Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào thương mại, ngoại trừ Brunei, Đông Timo và Malaysia là các nước nhập khẩu ròng mặt hàng dầu thô. Trong khi Indonesia cũng là một trong các nước xuất khẩu dầu, nhưng nhưng vẫn là nhà nhập khẩu ròng.

Giá dầu thấp đặc biệt được hoan nghênh tại nền kinh tế lớn nhất khu vực, khi đồng rupiah đã giảm khoảng 11% so với USD chỉ trong 10 tháng, dù đồng tiền đã có dấu hiệu phục hồi.

“Các nền kinh tế đang bị thâm hụt tài khoản vãng lai trong khu vực sẽ đặc biệt hưởng lợi từ sự sụt giảm của giá dầu", HSBC cho biết khi đề cập đến Indonesia, Philipines và Ấn Độ. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng cảnh báo các nhà xuất khẩu ròng như Malaysia chỉ được lợi nếu giá dầu tăng lên.

dong nam a duong dau voi bien dong gia dau truoc cuoc hop cua opec
Nhập khẩu dầu theo tỷ lệ phần trăm của tổng lượng nhập khẩu các quốc gia khu vực Đông Nam Á. (Số liệu năm 2016) Nguồn: Viện công nghệ Massachusetts

Giá dầu giảm là dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế?

Tổng cộng, 10 thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang sở hữu mức tăng trưởng kinh tế khoảng 5,3% trong 2017, sự phát triển này được hỗ trợ từ tỉ lệ thương mại/GDP cao và dòng vốn đầu tư FDI kỉ lục 137 tỉ USD vào năm ngoái, theo một báo cáo đầu tư ASEAN được công bố gần đây.

Tuy nhiên, trong khi các nước nhập khẩu năng lượng có tỉ lệ thương mại/GDP cao sẽ hưởng lợi khi giá dầu giảm – ít nhất là bù đắp một phần thiệt hại do chiến tranh thương mại gây ra – giá dầu thấp cũng cho thấy một cuộc suy thoái kinh tế trên diện rộng, điều mà các nền kinh tế mới nổi không muốn xảy ra.

Tuần trước Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu của Mỹ là rất lớn, các khu vực Châu Âu, Châu Á hay các thị trường mới nổi hoàn toàn trái ngược.

“Chiến tranh thương mại và các rủi ro khác có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động và triển vọng của toàn cầu, làm giảm nhu cầu dầu”, Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vào tháng 10.

Tuy nhiên, khi không có sự suy thoái trên diện rộng, giá dầu ở mức thấp nên đống vai trò là nhân tố kích thích đối với các nền kinh tế Đông Nam Á.

Với lưu ý lạm phát giá tiêu dùng tại Philippines đã lên mức cao nhất 9 năm ở 6,7% trong tháng 10, công ty tư vấn Capital Economics cho rằng giá dầu thấp, gây áp lực giảm giá đối với năng lượng và nhiên liện địa phương, nghĩa là lạm phát nên giảm trong những tháng sắp tới.

Mặc dù vậy, cuộc họp OPEC sắp diễn ra cho thấy chính phủ các quốc gia Đông Nam Á khong thể phụ thuộc vào chi phí dầu duy trì ở mức thấp. không thể phụ thuộc vào giá dầu thô.

Giá dầu thô Brent sẽ phục hồi trên mức trung bình khoảng 75 USD một thùng vào năm sau mặc cho nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới chưa có dấu hiệu khởi sắc, vì OPEC và các đồng minh sẽ đưa ra các động thái nhằm bảo vệ giá dầu bằng cách ngăn chặn một đợt dư cung mới", S&P Global Platts cho biết trong tuần trước.


Minh Trí Việt