Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm thứ 4 liên tiếp nhờ sản lượng cao kỷ lục
Giá lúa gạo tăng 100 - 500 đồng/kg trong 6 tháng đầu năm nhờ nhu cầu xuất khẩu | |
Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Malaysia tăng đột biến |
Vì vậy, Ấn Độ tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất, vị trí được nắm giữ từ năm 2014. Đối với năm tài chính kết thúc vào tháng 9, gần 13 tấn gạo có thể được xuất khẩu. Ngoài thị trường Tây Á và Bắc Phi, Bangladesh, Iran và Senegal là những người mua quan trọng của gạo Ấn Độ.
Ấn Độ xuất khẩu sang các quốc gia này vì có thể cung cấp gạo đồ (lúa được nấu chín, sấy khô và sau đó xay ra) khi Thái Lan là quốc gia duy nhất sản xuất giống gạo này. Lợi thế xuất khẩu mà Ấn Độ nắm giữ đó là việc vận chuyển hàng hóa.
Ảnh minh họa. |
Trong giai đoạn 2018 - 2019, Ấn Độ có hai thách thức để vượt qua. Thứ nhất, Bangladesh đã quyết định tăng chi phí nhập khẩu với việc áp thuế quan 28%. Thứ hai, Ấn Độ phải xem các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ ra sao. Lần cuối cùng, Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận cung cấp gạo cho Tehran để đổi lấy nguồn cung dầu thô.
Mặt khác, sản lượng ngô được Bộ Nông nghiệp Ấn Độ ước tính đạt 26,88 triệu tấn nhưng Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) lại đưa ra con số cao hơn ở mức 27 triệu tấn. Bất chấp sản lượng đạt kỷ lục, Ấn Độ sẽ vẫn phải nhập khẩu 5.000 tấn ngô, chủ yếu thông qua hệ thống hạn ngạch thuế quan ở mức không. Lượng ngô tiêu thụ trong nước cao hơn vì nhu cầu từ ngành gia cầm đang chứng kiến sự tăng trưởng hai con số hàng năm.
Ngược lại, USDA không cho rằng sản lượng lúa mì của Ấn Độ đạt kỷ lục mới trong niên vụ này.
Theo tạp chí dữ liệu Frontline, USDA đã chốt sản lượng lúa mì của Ấn Độ ở mức 95 triệu tấn so với ước tính của Bộ Nông nghiệp Ấn Độ đưa ra trước đó là 98,61 triệu tấn. Năm ngoái, sản lượng lúa mì đạt 98,5 triệu tấn.