Ấn Độ không tham gia RCEP
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ dẫn nguồn tin từ trang The Print.in của Ấn Độ ngày 4/7 cho hay Ấn Độ quyết định sẽ không tham gia bất cứ thỏa thuận thương mại nào có Trung Quốc là thành viên.
Chính phủ Ấn Độ sẽ không xem xét lại quyết định ngừng tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP) đã được Thủ tướng Narendra Modi đưa ra tháng 1/2019.
Nguyên nhân được cho là căng thẳng tại biên giới với Trung Quốc làm cho 20 binh lính và sỹ quan của Ấn Độ bị thiệt mạng ngày 15/6 và kinh tế Ấn Độ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19.
Trước đó, sau cuộc họp trực tuyến của Ủy ban đàm phán thương mại RCEP diễn ra từ ngày 20 đến 24/4, Ủy ban này đã gửi thư khuyến nghị Ấn Độ xem xét quay lại bàn đàm phán và có ý kiến trước ngày 15/5. Tuy nhiên Ấn Độ đã không phản hồi về đề nghị của ASEAN; thay vào đó, nước này đề nghị sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do hàng hóa ASEAN - Ấn Độ.
RCEP hiện có 15 thành viên tham gia đàm phán gồm 10 quốc gia ASEAN là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malasia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cùng 5 đối tác thương mại là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Trong cuộc họp cấp Bộ trưởng lần thứ 10 vừa qua, tất cả nước tham gia RCEP đã quyết định ký kết hiệp định này vào cuối năm 2020 và thỏa thuận sẽ có hiệu lực từ giữa năm 2021.
Ấn Độ có thể lựa chọn kí kết thỏa thuận này vào một thời điểm muộn hơn nếu muốn.
Một số ý kiến cho rằng, việc rút khỏi RCEP là phù hợp với lời kêu gọi “tự lực, tự cường” về kinh tế của Thủ tướng Narendra Modi.
Ông Rajiv Bhatia, một nhà ngoại giao kỳ cựu, hiện là thành viên của Hội đồng nghiên cứu về quan hệ toàn cầu Gateway House, cho rằng: “Đặt trong bối cảnh các quyết định kinh tế và các diễn biến địa chính trị gần đây, Ấn Độ khép lại cánh cửa với RCEP”.
Chuyên gia này cũng nhận định quyết định của Ấn Độ có thể khiến nhiều nước không phải thành viên của ASEAN xem lại lựa chọn với RCEP.
Việt Nam, với vai trò là Chủ tịch ASEAN, mong muốn Ấn Độ tiếp tục cân nhắc tham gia RCEP vào thời điểm phù hợp.
Trong cuộc phỏng vấn với ThePrint vào tháng 6, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu cho biết Việt Nam sẽ đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ấn Độ tham gia thỏa thuận vào thời điểm thuận lợi, RCEP luôn mở cửa với Ấn Độ.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/