|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ trưởng Bộ Công Thương: 'Các nước ASEAN nỗ lực kí kết hiệp định RCEP trong năm 2020'

18:45 | 04/06/2020
Chia sẻ
Các Bộ trưởng của ASEAN đã thống nhất việc thúc đẩy sớm kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong năm 2020 để tạo cơ hội phát triển trong nội khối ASEAN cũng như các đối tác.

Thúc đẩy tiến trình đàm phán

Tại buổi họp báo bên lề Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết các nước trong ASEAN và ASEAN+3 đã thống nhất tiếp tục nỗ lực thúc đẩy mở rộng cơ chế hội nhập của ASEAN với các nước trên thế giới.

Trong đó, các Bộ trưởng đã thống nhất việc thúc đẩy sớm kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong năm 2020 để tạo cơ hội phát triển trong nội khối ASEAN cũng như các đối tác.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: 'Các nước ASEAN nỗ lực kí kết hiệp định RCEP trong năm 2020' - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuần Anh trả lời báo chí tại buổi Họp báo Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đặc biệt và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3 đặc biệt trực tuyến về ứng phó dịch COVID-19. Ảnh: Đức Quỳnh

"Trên tinh thần các nội dung quan trọng các Bộ trưởng thảo thuận đến việc xem xét thúc đẩy nhanh hơn nữa hiệp định RCEP", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết. 

Theo Trung tâm WTO, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. Tháng 11/2019, các nước thành viên đã cơ bản hoàn tất đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ - đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định này).

Bộ trưởng khẳng định RCEP có ý nghĩa quan trọng đối với ASEAN trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chủ nghĩa đơn phương trong mối quan hệ thương mại quốc tế đang đặt ra những nguy cơ rất lớn cho các nước đang phát triển.  

Vì vậy các Bộ trưởng đã thảo luận và thống nhất về nhu cầu ý nghĩa của việc kí kết RCEP trong năm 2020 và thống nhất có kế hoạch đảm bảo mục tiêu này. 

Để đạt được mục tiêu này các Bộ trưởng thống nhất có những cơ chế đặc thù và linh hoạt đảm bảo duy trì đàm phán, tham vấn giữa ASEAN với các đối tác trong đó có Ấn Độ để đảm bảo việc kí kết trong nămn 2020.

"Chúng tôi đã thống nhất sẽ có cơ chế linh hoạt để đảm bảo trong trường hợp không đạt được những mục tiêu cao nhất của các nhà lãnh đạo trong RCEP", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.

Tạo điều kiện thuận lợi luân chuyển hàng hóa thiết yếu trong nội khối ASEAN

Tại Hội nghị diễn ra trong ngày 4/6, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết các Bộ trưởng đã có những đánh giá cụ thể về những tác động những diễn biến và tác động của COVID-19 đối với hợp tác của các nước ASEAN và ASEAN+3.

Đã có nhiều dự báo về dịch COVID-19 có thể quay trở lại vào cuối năm do đó các Bộ trưởng của ASEAN và ASEAN+3 đều thống nhất mục tiêu cao nhất là đảm bảo mục tiêu phòng chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả theo chỉ đạo của mỗi quốc gia. 

Với góc độ tác động mạnh của COVID-19, các Bộ trưởng đã thống nhất một số biện pháp quan trọng để đảm bảo dòng hàng hóa luân chuyển hàng hóa thiết yếu như thực phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm…

Các nước thống hạn chế áp dụng các biện pháp phi quan thuế đối với việc xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thiết yếu, dược phẩm có liên quan đến dịch COVID-19.

Khuyến khích việc xây dựng các hướng dẫn cho phép di chuyển của thương nhân qua biên giới mà không làm ảnh hưởng đến các nỗ lực năng chặn sự lây lan của virus. 

Nỗ lực tận dụng hiệu quả Quỹ Dự trữ gạo ASEAN+3 và tìm kiếm khả năng phát triển kho dự trữ vật tư thiết bị y tế thiết yếu.

Các nước ASEAN và đối tác đều khẳng định đây là thời điểm quan kinh tế toàn cầu và khu vực đối mặt với yêu cấu tái cấu trúc cung ứng. 

Từ bài học kinh nghiệm thời gian qua, các nước ASEAN thống nhất tập trung hợp tác trong nội khối, tạo ra thực thể thống nhất, hạn chế rào cản thuế quan và phi thuế quan.

Đối vối các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải đối mặt với khó khăn do COVID-19. Các Bộ trưởng cũng đã thống nhất các yêu cầu cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật theo hướng đơn giản hóa, tạo môi trường thu hút đầu tư, thuận lợi hóa các hoạt động thương mại. 

Các nước ASEAN và đối tác thống nhất hoàn thiện khuôn khổ hợp tác về thương mại và đầu tư để từ đó có định hướng tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp. 

H.Mĩ

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định không buông bỏ VinFast và cá nhân tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.