|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

AirAsia sẽ tập trung vào Việt Nam và các thị trường đang khai thác trong 3 năm tới

11:24 | 03/01/2019
Chia sẻ
Mục tiêu của hãng hàng không Malaysia - AirAsia trong năm nay là đưa hai thị trường Indonesia và Philippines có lợi nhuận.

Tập đoàn hàng không giá rẻ Malaysia – AirAsia sẽ không mở thêm bất kỳ hãng hàng không nào trong ba năm tới nhằm tập trung vào các hoạt động hiện tại sau khi ra mắt tại Việt Nam, Giám đốc điều hành Tony Fernandes đăng tải trên Twitter.

"Trong năm nay, chúng tôi sẽ tập trung tăng lợi nhuận cho thị trường Indonesia và Philippines." Fernandes cho biết ông tin tưởng hoạt động tại thị trường Ấn Độ và Nhật Bản sẽ có lãi vào năm 2021.

Ông cũng lưu ý thêm việc nhượng quyền mạnh mẽ của AirAsia tại các thị trường Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam sẽ giúp công ty tăng trưởng.

airasia se tap trung vao viet nam va cac thi truong dang khai thac trong 3 nam toi
Hãng hàng không Malaysia vừa ký thỏa thuận thành lập một hãng bay giá rẻ tại Việt Nam

Theo dữ liệu tháng 9/2018, AirAsia vận hành 127 máy bay bay tới hơn 130 điểm đến. Hãng hàng không giá rẻ với đội tàu bay lớn nhất Đông Nam Á cũng đã đặt hàng 100 máy bay thân rộng Airbus A330neo cho các chuyến bay đường dài.

Gần đây, hãng này ký một thỏa thuận nhằm "tái khẳng định" ý định thành lập một hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam với CTCP Du lịch Thiên Minh hay cụ thể hơn là CTCP Hàng không Hải Âu.

Các nhà phân tích hiện đang nghi ngờ về tính chắc chắn của khả năng có lợi nhuận của AirAsia tại Indonesia và Phillipines trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ở cả hai thị trường này, cộng thêm việc giá nhiên liệu biến động mạnh tiếp tục là gánh nặng cho hoạt động của công ty.

Thị trường Indonesia có thể có lãi nhẹ vào năm năm 2019 nhờ nhu cầu tăng trưởng mạnh, nhưng thị trường Philippines vẫn có thể tiếp tục lỗ, nhà phân tích Ahmad Maghfur Usman của Nomura cho biết.

Vụ tai nạn của Lion Air cuối năm 2018 có thể giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập đến AirAsia Indonesia, ông nói.

Hoạt động tại Ấn Độ của AirAsia có thể mang lại lợi nhuận sớm nhất vào năm tới, còn tại Nhật Bản, AirAsia có thể vẫn lỗ cho đến 2020.

Các hàng hàng không toàn cầu phải vật lộn với việc chi phí đầu vào thay đổi liên tục trong năm 2018, giá dầu thô có thời điểm dao động giữa mức tăng gần 30% và giảm 23% trước khi kết thúc năm ở mức 66,73 USD / thùng. Giá nhiên liệu máy bay phản lực trung bình 86,8 USD /thùng cho cả năm 2018, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế.

Theo ước tính của Ahura của Nomura, mỗi một USD tăng giá dầu thô có thể làm giảm lợi nhuận của AirAsia tới 47,5 triệu Ringgit (11,4 triệu USD).

Nhà phân tích Tan Kam Meng của TA Securities cho rằng, chi phí nhiên liệu sẽ là nhân tố chủ đạo quyết định hoạt động tại Indonesia và Philippines có đem lại lợi nhuận cho AirAsia hay không. Một trong những rủi ro lớn mà AirAsia phải đối mặt chính là việc giá dầu hồi phục lên 70 USD/thùng.

Tuy nhiên, thị trường Malaysia vẫn là chìa khóa cho AirAsia, "Mặc dù giới đầu tư quan tâm đến lợi nhuận tại thị trường Thái Lan, Philippines và Indonesia, nhưng điều này sẽ không làm thay đổi đáng kể định giá công ty” Tan cho biết.

Cổ phiếu của AirAsia, đã tăng thêm 6,94% trong năm qua, hiện đang giao dịch ở mức giá 2,96 Ringgit/cp (0,71 USD/cp).

Xem thêm

Đông A