ADB: Việt Nam chuyển mục tiêu chính sách tiền tệ từ ổn định tỷ giá sang kiểm soát lạm phát
PV Power làm việc với ngân hàng ADB tìm nguồn vốn ưu đãi cho Nhơn Trạch 3, 4 | |
ADB bất ngờ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 xuống 6,9% |
Ảnh minh hoạ. |
Mục tiêu của chính sách tiền tệ chuyển từ ổn định tỷ giá sang kiểm soát lạm phát
Theo nhận định của ADB, trong bối cảnh phức tạp của môi trường kinh tế vĩ mô mới nổi, Việt Nam đang thận trọng triển khai các chính sách tài khoá và tiền tệ để duy trì sự ổn định trong khi hỗ trợ tăng trưởng.
Trong đó, chính sách tài khóa tiếp tục tập trung vào việc mở rộng cơ sở thuế và tăng cường quản lý thuế. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giữ nguyên chính sách lãi suất và thực hiện các biện pháp khác để ổn định tỷ giá, đáng chú ý như việc bán USD cho các ngân hàng thương mại trong tháng 7 và tháng 8.
Vào cuối tháng 6 năm 2018, tăng trưởng cung tiền (M2) ước tính khoảng 16,2% so với năm trước, và tăng trưởng tín dụng ngân hàng là 15%, phần lớn phù hợp với mục tiêu hàng năm của NHNN.
Cung tiền của nền kinh tế |
Lãi suất được NHNN ban hành kể từ cuối tháng 7 cũng đã được điều chỉnh tăng, đẩy lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng lên cao. Dự kiến, NHNN dự định sẽ theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt với mục tiêu cuối cùng chuyển đổi từ việc tập trung vào ổn định tỷ giá sang kiểm soát lạm phát.
Theo những thông số mới đây và một số chính sách trong tương lai, chính sách tiền tệ của Việt Nam đang có xu hướng thắt chặt hơn để kiềm chế lạm phát.
Áp lực lạm phát gia tăng
Mặc dù ADB đã điều chỉnh giảm cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ 7,1% xuống còn 6,9%, áp lực lạm phát có thể sẽ tiếp tục tồn tại trong thời gian tới. Tiền đồng đã yếu hơn kể từ tháng 7 và có thể tiếp tục bị áp lực khi lãi suất của Mỹ tăng lên và đồng USD mạnh lên. Nếu đồng nhân dân tệ (CNY) tiếp tục mất giá so với đồng USD, có thể tiếp tục gây áp lực lên VNĐ, kéo theo lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm |
Hơn nữa, sự gia tăng giá dầu quốc tế và lương thực sẽ làm tăng áp lực lạm phát. Giá lương thực, với tỷ trọng khoảng 1/3 trong chỉ số giá tiêu dùng, đã tăng 2,3% trong 8 tháng đầu năm, đảo ngược xu hướng giảm của họ trong cùng kỳ năm ngoái. Do đó, lạm phát trung bình hàng năm được dự báo sẽ tăng lên tới 4% vào năm 2018 và tiếp tục lên 4,5% vào năm 2019, cả hai dự báo đều cao hơn tháng 4.
Giảm kỳ vọng về thặng dư thương mại và FDI
Sự xuất hiện của thâm hụt thương mại trong tháng 7 và tháng 8 báo hiệu rằng tăng trưởng trong nhập khẩu hàng hóa có khả năng vượt xa xuất khẩu. Thặng dư tài khoản vãng lai có thể sẽ giảm ngay cả khi xuất khẩu dịch vụ thuần vẫn ổn định. Do đó, dự báo cho thặng dư tài khoản vãng lai được điều chỉnh giảm xuống tương đương 2,3% GDP năm nay và duy trì ở mức 2% trong năm tới.
Trên tài khoản vốn, FDI tiếp tục là nguồn sức mạnh chính. Tuy nhiên, nếu căng thẳng thương mại leo thang, các nhà đầu tư nước ngoài có thể xem xét điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình, làm giảm FDI vào Việt Nam. Mặc dù FDI vẫn duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm nay, nhưng nó đã trở nên kém sôi nổi hơn kể từ đó.
Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam |