ACV vẫn chưa quyết thời điểm niêm yết HOSE và kế hoạch phát triển Sân bay Long Thành
Tăng giá đồng loạt nhiều dịch vụ hàng không | |
ACV tiếp tục đề xuất thay đổi lộ trình tăng phí dịch vụ hàng không |
Khả năng tiếp tục tăng phí hàng không sau khi đợt tăng mới nhất là hạn chế
Trong một báo cáo mới nhất về TCT Cảng Hàng không Việt Nam VCSC cho rằng phí dịch vụ hàng không khó có thể tăng tiếp sau khi đợt tăng mới nhất hoàn thành vào quý III/2018 vì các loại phí sẽ ở mức cao, ví dụ, phí phục vụ hàng khách quốc tế tại 3 sân bay lớn của Việt Nam (SGN, HAN, và DAD) hiện khoảng 20- 25 USD, xấp xỉ các nước khác (21,9 USD tại Thái Lan, 18,4 USD tại Malaysia và 15 USD tại Indonesia).
Mặc dù phí dịch vụ hành khách của Việt Nam còn thấp hơn so với mức trung bình của Châu Á. Tuy nhiên, VCSC cho rằng điều này hoàn toàn hợp lý vì Việt Nam là nước đang phát triển, nên việc giữ phí tại mức thấp là việc làm cần thiết để có thể thúc đẩy ngành du lịch nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.
ACV sẽ tập trung vào đẩy mạnh doanh thu từ các hoạt động phi hàng không
VCSC nhận định doanh thu từ các hoạt động phi hàng không có tiềm năng tăng trưởng mạnh vì các hoạt động này hiện chỉ chiếm 21% tổng doanh thu của công ty, thấp hơn rất nhiều so với trung vị các công ty cùng ngành (44%).
Còn nhiều khả năng để ACV tăng cường khai thác mặt bằng bán lẻ tại các sân bay Việt Nam, qua đó tối ưu cơ cấu khách thuê mặt bằng cũng như cấu trúc các loại phí cho thuê để tối đa hóa lợi nhuận.
Bên cạnh đó, VCSC cho rằng đầu tư của lĩnh vực tư nhân vào các nhà ga hành khách là hạn chế. ACV không ưu tiên huy động vốn tư nhân để xây dựng các nhà ga hành khách vì việc chia doanh thu giữa ACV và các nhà đầu tư tư nhân có thể phức tạp trong khi ACV sẽ tiếp tục là công ty điều hành tất cả các sân bay tại Việt Nam.
Các tài sản như đường băng, đường dẫn máy bay, sân đậu máy bay sẽ nhiều khả năng xây dựng bằng vốn nhà nước hoặc ODA.
Kế hoạch mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến sẽ tập trung vào tăng công suất hành khách
Sân bay Tân Sơn Nhất là trung tâm hàng không chính của Việt Nam với 38,6% lượng hành khách và 41% hàng hóa năm 2017. Hiện đang hoạt động với công suất 130% đối với hành khách và 103% đối với hàng hóa.
ACV cho biết công suất đường băng cũng hạn chế vì khoảng cách giữa hai đường băng song song còn ngắn, khiến khó có thể tăng số lượt cất/hạ cánh mỗi giờ.
Về lý thuyết, không thể thay đổi công suất đường băng, khác với công suất hành khách và hàng hóa. Tuy nhiên, công suất hành khách vẫn có thể tăng nếu các hãng hàng không sử dụng các máy bay lớn hơn để bay vào sân bay Tân Sơn Nhất. VCSC lưu ý các công ty điều hành không thể can thiệp vào chiến lược của các hãng hàng không.
ACV dự kiến xây dựng các nhà ga hành khách T3 và T4 về phía Nam các đường băng hiện nay để duy trì kết nối giữa các cổng hành khách. Đồng thời, xem xét xây dựng trung tâm logistics tại sân golf phía Bắc các đường băng hiện nay.
VCSC cho rằng các kế hoạch trên sẽ không đe dọa đến luận điểm đầu tư đối với Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (Mã: SCS) cho đến khi ACV công bố kế hoạch cụ thể với thông tin chi tiết về chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và công suất dự kiến. Việc xây dựng nhà ga hành khách và đường băng được tại Tân Sơn Nhất vẫn là ưu tiên.
Các điều khoản thuê tài sản, thời điểm niêm yết trên HOSE và kế hoạch phát triển Sân bay Quốc tế Long Thành vẫn chưa được quyết định
VCSC cho biết, khi được cổ phần hóa, ACV đã bàn giao lại các tài sản khu bay cho nhà nước. Thời hạn cho thuê giữa công ty và Nhà nước để cho phép ACV tiếp tục thu về doanh thu từ hoạt động cất cánh, hạ cánh vẫn chưa được quyết định. Điều này khiến ACV không thể chuyển niêm yết sang sàn HOSE.
Vì vậy, ACV không ghi nhận doanh thu từ thu phí máy bay cất cánh và hạ cánh nhưng vẫn chịu chi phí bảo trì đường băng. VCSC cho rằng vấn đề này sẽ sớm được khắc phục.
Báo cáo khả thi dự án Sân bay Quốc tế Long Thành, kế hoạch xây dựng cơ cấu vốn giữa vốn nhà nước và ODA, ACV cũng chưa được quyết định. ACV cho biết hiện ước tính chi phí xây dựng sân bay vào khoảng 16 tỷ USD, và lịch trình không thay đổi (hoàn tất giai đoạn 1 vào năm 2025, giai đoạn 2 vào 2035 và giai đoạn 3 vào năm 2050).
Công ty cam kết góp vốn cho giai đoạn 1 Sân bay Long Thành tối đa 3,6 tỷ USD trong tổng chi phí 5,5 tỷ USD vì ACV sẽ đầu tư vào việc xây dựng phần khu mặt đất tính từ sân đỗ máy bay và nhà ga hành khách, trong khi Chính phủ đầu tư vào việc phát triển khu bay bao gồm đường dẫn máy bay và đường băng.
Hiện không có tin tức nào về thời điểm Chính phủ chuyển nhượng 20% cổ phần. VCSC cho rằng thị trường đã phản ánh kỳ vọng các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng quan tâm đến ACV và đã giúp cổ phiếu này tiếp tục giao dịch cao hơn 50% so với các cổ phiếu khác cùng ngành như hiện nay.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/