ACV tiếp tục đề xuất thay đổi lộ trình tăng phí dịch vụ hàng không
ACV tiếp tục đề xuất thay đổi lộ trình tăng phí dịch vụ hàng không (Ảnh minh hoạ) |
Nâng “hạng” sân bay để tăng thu
Trong văn bản giải trình, ACV đề xuất bổ sung 4 cảng hàng không: Phú Quốc, Liên Khương, Buôn Ma Thuột và Phú Bài vào danh sách các cảng hàng không nhóm A (là nhóm các cảng hàng không khai thác 24/24 giờ).
Theo ACV việc điều chỉnh này nhằm mục đích giúp Tổng công ty tăng doanh thu dịch vụ hàng không thêm khoảng 38 tỷ đồng so với tính toán trước đây, qua đó đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu cấp vốn cho ACV trong tạo nguồn vốn dành cho đầu tư nâng cấp và mở rộng kết cấu hạ tầng của các cảng hàng không.
Trước đó, đề xuất xin tăng phí dịch vụ hàng không tại các cảng hàng không thuộc nhóm A, bao gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Vinh và Phú Bài đã được ACV trình lên Bộ Giao thông Vận tải từ tháng 6/2016.
Theo cơ quan này lý giải, khung giá một số dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay tại Việt Nam, mức giá dịch vụ hạ, cất cánh tàu bay quốc nội thấp hơn khoảng 2,5 lần tàu bay quốc tế, mức phí phục vụ hành khách cũng thấp hơn từ 2,5 đến 8 lần tùy theo từng sân bay, mức phí soi chiếu an ninh cũng thấp hơn 6 lần. Với cách tính giá dịch vụ hàng không như hiện nay, ACV sẽ bị hụt một khoảng thu đáng kể.
Trong khi, về mặt chi phí đầu tư cảng quốc tế và quốc nội chỉ chênh lệch nhau từ 20- 30%. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành hàng không Việt Nam, để đáp ứng kế hoạch đầu tư phát triển giai đoạn 2016 – 2020, ACV cần tạo doanh thu cao hơn nữa để đảm bảo nguồn vốn huy động đầu tư cơ sở hạ tầng cảng hàng không.
Đề xuất này của ACV đã nhận được cái “gật đầu” từ phía Cục Hàng không Việt Nam. Đầu tháng 3/2017, đơn vị này đã có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải xem xét, điều chỉnh khung giá thu đối với hành khách đi tuyến quốc nội, theo hướng thu hẹp khoảng cách giữa quốc nội và quốc tế xuống mức chênh lệch từ 2 – 4 lần trong vòng 5 năm sau cổ phần hóa để đảm bảo hiệu quả trong đầu tư và khai thác tài sản, góp phần tăng thu, tăng tích lũy, thúc đẩy quá trình tái đầu tư của ACV, qua đó cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Lấy mốc đảm bảo doanh thu đủ bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ tương ứng (hòa vốn) cho ACV, Cục Hàng không cũng nhất trí với kiến nghị tăng mức giá dịch vụ hạ, cất cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa và phí đỗ tàu bay qua đêm để ACV có thể đạt tỷ suất lợi nhuận 10%.
Rút ngắn lộ trình tăng phí dịch vụ hàng không
Dựa trên đề xuất của Cục Hàng không, lộ trình áp dụng cách tính giá mới đã được các cơ quan liên bộ (Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải) tính toán và đưa ra phương án áp dụng theo 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 1/10 – 31/12/2017, giai đoạn 2 từ 1/1- 31/3/2018, giai đoạn 3 từ 1/4 - 30/6/2018 và giai đoạn 4 từ 1/7 – 31/12/2018.
Trong đó, phí phục vụ hành khách quốc nội, áp dụng theo từng nhóm sân bay A, B và C, giai đoạn 1 tăng từ 60.000 – 75.000 đồng/hành khách, giai đoạn 2 tăng từ 60.000 – 80.000 đồng/hành khách, giai đoạn 3 tăng từ 60.000 đồng – 85.000 đồng/hành khách, giai đoạn 4 tăng từ 60.000 đồng – 100.000 đồng/hành khách.
Nếu áp dụng theo lộ trình 4 giai đoạn đã được liên bộ đề xuất, doanh thu của ACV dự kiến sẽ tăng thêm 1.043 tỷ đồng. Trong khi đó, các hãng hàng không sẽ phải chịu chi phí thêm 161,53 tỷ đồng (tương đương tăng 4.531 đồng/vé máy bay, tỷ lệ 0,02% vé máy bay). Đối với hành khách, việc tăng chi phí dịch vụ sẽ tác động vào vé máy bay ở mức tăng trung bình 24.789 đồng/vé, tỷ lệ 0,1% vé máy bay.
Tuy nhiên, cũng tại đề xuất điều chỉnh mới này, ngoài việc “xin” thêm 4 cảng hàng không vào danh sách nhóm A, ACV cũng kiến nghị điều chỉnh giá phục vụ hàng khách quốc nội chia làm 3 giai đoạn (thay vì 4 giai đoạn theo ý kiến thống nhất của liên bộ).
Cụ thể: Từ 1/7/2017, phí phục vụ hành khách quốc nội sẽ tăng từ 70.000 - 75.000 đồng/hành khách (tăng 5.000 đồng/hành khách); từ 1/1/2018, khoảng phí này sẽ tăng từ 75.000 - 85.000 đồng/hành khách (tăng 10.000 đồng/hành khách); từ 1/7/2018, tăng tiếp từ 85.000 - 100.000 đồng/hành khách (tăng 15.000 đồng/hành khách).
ACV tính toán, việc triển khai điều chỉnh giá dịch vụ hàng không theo 3 giai đoạn như đề xuất, sẽ mang lại nguồn doanh thu tăng thêm 1.148 tỷ đồng cho ACV, nhiều hơn 105 tỷ đồng so với mức tăng 1.043 tỷ đồng theo lộ trình 4 giai đoạn đã được đề xuất. Đối với các hãng hàng không, điều chỉnh tăng phí dịch vụ hàng không vẫn giữ nguyên mức tăng phí dịch vụ ban đầu so với chia theo lộ trình 4 giai đoạn.
Theo đó, về phía hành khách, với mỗi khoảng chi phí dành cho một chiếc vé máy bay 1 chiều, hành khách sẽ phải “cõng” thêm 25.709,4 đồng/vé (tăng 920,4 đồng, tương ứng tỷ lệ 0,037% vé máy bay, so với lộ trình 4 giai đoạn) phí dịch vụ hàng không tăng thêm.
Lỗ tỷ giá 647 tỷ đồng, ACV lãi quý I hơn 772 tỷ đồng
ACV có 14.604 tỷ đồng vay và nợ thuê tài chính dài hạn. Các khoản vay này đều vay bằng đồng Yên Nhật bằng nguồn ... |
'Vàng đen' được giá, các công ty dầu mỏ Mỹ hốt bạc
Giá dầu thô tăng mạnh đã mang lại lợi nhuận cao cho công ty dầu mỏ Mỹ, song hoạt động đầu tư vào thăm dò ... |
ACV có hơn 16.800 tỷ đồng gửi ngân hàng, 'mất trắng' khoản đầu tư vào DongABank
Theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất từ ngày 1/4 đến 31/12/2016 của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam – CTCP ... |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/