|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

5 chiến lược biến khủng hoảng thành cơ hội phát triển doanh nghiệp

07:16 | 28/08/2020
Chia sẻ
Chủ doanh nghiệp nên coi khủng hoảng như một cơ hội để làm cho hoạt động kinh doanh hiện tại trở nên mạnh mẽ hơn, thông minh hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu hiện tại của khách hàng.

11/3/2020 chắc chắn sẽ là một ngày đáng nhớ trong lịch sử khi WHO chính thức tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Đó là ngày các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới bắt đầu xáo trộn, các doanh nghiệp lao đao và mỗi người dân đều hoảng hốt tìm cách bảo vệ bản thân và gia đình. 

Chỉ 5 ngày sau đó, ngày 16/3 trở thành mốc đánh dấu cho một cuộc khủng hoảng mới trên cả phương diện kinh tế và y tế.

Dù để lại rất nhiều di sản gây tranh cãi, những nhà lãnh đạo thực sự như Abraham Lincoln, Franklin Delano Roosevelt và Martin Luther King Jr đã tỏa sáng từ một số thử thách nảy lửa trong sự nghiệp. 

Hiện tượng này không chỉ đúng với các chính trị gia và các nhà hoạt động xã hội mà còn rất chính xác với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. 

Với tư cách là người đứng đầu The UPS Store, một doanh nghiệp được đánh giá rất cao trong giai đoạn đại dịch COVID-19 chạm đỉnh tại Mỹ, chủ tịch Tim Davis đã chia sẻ trên tạp chí Entrepreneur cách vượt qua khủng hoảng và chiến lược giúp các nhà lãnh đạo có thể tận dụng đại dịch toàn cầu làm cơ hội phát triển.

5 chiến lược biến khủng hoảng đại dịch thành cơ hội phát triển doanh nghiệp - Ảnh 1.

Tận dụng khủng hoảng để phát triển là một trong những chiến lược của nhiều doanh nghiệp lớn. (Ảnh: Getty)

Lùi lại một bước

Tốc độ nhanh chóng và sự đổi mới của công nghệ trong thế giới hiện nay đã giúp chúng ta nghĩ rằng quyết định nhanh chóng là điều đúng đắn và nên làm. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua sự khôn ngoan và điềm tĩnh để lùi lại một bước, phân tích bức tranh lớn hơn cũng như ghi nhớ những thứ thực sự quan trọng, đặc biệt là trong thời điểm phức tạp như hiện nay. 

Dành thời gian để suy nghĩ chậm lại sẽ đem đến cho bạn khả năng nhận diện những cơ hội thúc đẩy kinh doanh. Đừng để bản thân uốn vào cuộc khủng hoảng hiện tại mà hãy nhổ neo nhưng vững vàng trong cơn bão táp.

Cởi mở

Tầm nhìn ngắn hạn và bảo thủ là mối đe dọa nguy hiểm với các nhà lãnh đạo trong thời khủng hoảng. Giữ nguyên suy nghĩ cứng nhắc và không thích nghi theo biến động có thể khiến rất nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn thất bại. Nokia là một ví dụ điển hình.

Ngược lại, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đã trụ vững nhờ sự khéo léo và đổi mới cũng như học cách phục vụ khách hàng tốt hơn, phù hợp hơn theo tình hình đại dịch. Vì vậy, hãy xem thách thức như một cơ hội để củng cố hoạt động kinh doanh hiện tại mạnh mẽ hơn, thông minh hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu hiện tại của khách hàng.

Linh hoạt nhưng phải duy trì kỉ luật

Nguyên tắc này có vẻ mâu thuẫn? Làm thế nào để lãnh đạo với sự linh hoạt trong khi vẫn duy trì kỉ luật? Đó là một sự cân bằng tinh tế nhưng hài hòa, là cốt lõi xây dựng một lực lượng lao động hiệu quả cao. 

Khi đại dịch bùng phát, mọi người đều cảm thấy hoảng sợ và bối rối ở các mức độ khác nhau. Là một nhà lãnh đạo, hãy hiểu rằng không phải tất cả mọi người đều ở cùng một vị trí. Đứng đầu với sự đồng cảm và thấu hiểu sẽ cho phép bạn giữ được niềm tin từ cộng sự và nhân viên, yếu tố then chốt để duy trì sự bình tĩnh trong thời điểm rối loạn.

Vì vậy, việc duy trì cấu trúc và kỉ luật vẫn là sứ mệnh quan trọng đối với một doanh nghiệp, đặc biệt là giai đoạn đối phó với suy thoái kinh tế. K luật thực sự đến từ những thứ nhỏ nhặt. Từ nền tảng này, bạn có thể phát triển những ý tưởng mới cho bản quản trị, xây dựng quy trình thống nhất nhưng hoàn toàn linh hoạt.

Bày tỏ lòng biết ơn

Khi đại dịch đang dần lắng xuống, các nhà lãnh đạo không được quên sức mạnh của lòng biết ơn đối với khách hàng, nhân viên, đồng nghiệp và nhà cung cấp. Dành thời gian bày tỏ sự cảm kích chân thành không chỉ giúp ích cho trạng thái tinh thần và thể chất của chính nhà lãnh đạo mà còn nuôi dưỡng văn hóa biết ơn xung quanh bạn. 

Nhân viên của bạn đã hy sinh rất nhiều trong thời gian qua để giữ cho doanh nghiệp của bạn phát triển. Hãy nhắc nhở họ rằng nỗ lực của họ có giá trị và được đánh giá cao trong tập thể của bạn.

Giữ vững ý chí và bản lĩnh

Kinh tế thế giới đang trải qua những tác động của COVID-19 lâu hơn mong đợi và dự đoán. Vì vậy, lời khuyên cho các nhà lãnh đạo là hãy kiên cường và đừng sớm buông tay. Giữ vững tư cách là một nhà lãnh đạo và duy trì các giá trị cốt lõi của công ty, ngay cả khi mọi diễn biến không như mong đợi. 

Giai đoạn phục hồi sẽ rất dài và nhiều trắc trở. Những nhà lãnh đạo đích thực là những người có thể bước qua khó khăn, giữ bình tĩnh và tiếp tục. Khi bạn làm được điều này, bạn sẽ truyền cảm hứng cho những người khác.

Dù đó là khủng hoảng sức khỏe, kinh tế hay tự nhiên, đó đều là những thử thách rèn luyện bản lĩnh và kĩ năng của bạn. Các cuộc khủng hoảng có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng nhưng chúng cũng đem lại cơ hội sàng lọc, loại bỏ những yếu tố thừa và tạo ra những gì có giá trị nhất. Câu hỏi tùy thuộc vào các nhà lãnh đạo, bạn sẽ để đại dịch này nhấn chìm hay tôi luyện thân?

Thu Phương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.