40 startup Việt cung cấp giải pháp công nghệ trực tuyến để chống COVID-19
Đề án 844 (có tên gọi đầy đủ là Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025) được Thủ tướng chính phủ kí và ban hành vào ngày 18/5/2016. Bộ Khoa học và Công nghệ là đơn vị chủ trì thực hiện đề án.
Cuối tháng trước, văn phòng đề án 844 đã thực hiện một khảo sát với các đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp sẽ có quyền đưa ra giải pháp, ý tưởng trong lĩnh vực công nghệ trực tuyến nhằm giải quyết những vấn đề của cộng đồng khi đối phó với dịch COVID-19.
Trong khoảng thời gian khảo sát từ 25/3 tới 2/4, Đề án 844 đã nhận hơn 45 dự án từ các doanh nghiệp cung cấp giải pháp. 40 dự án trong số đó đến từ các startup Việt và phần còn lại đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu.
45 dự án gồm 3 loại: Nhóm cung cấp giải pháp xử lí trực tiếp tuyến đầu dịch, nhóm hỗ trợ người chịu ảnh hưởng của cách li hoặc phải hạn chế đi lại và nhóm cung cấp giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mùa dịch.
Với nhóm đầu tiên, các giải pháp đưa ra chủ yếu nhằm trực tiếp hỗ trợ bệnh nhân/y bác sĩ trong công tác chống dịch. Một số startup thuộc nhóm này cung cấp các thành phẩm phục vụ công tác y tế, như bộ kit, máy đo thân nhiệt, nước rửa tay, tấm che mặt và robot chăm sóc bệnh nhân.
Bên cạnh đó, một số startup cung cấp các giải pháp mang tính công nghệ cao hơn, như Bot Bán Hàng (hỗ trợ cung cấp thông tin về dịch bệnh trên Messenger cho người dùng), Kompa (lập trang web thông kê, cập nhật những thông tin xác thực về COVID-19) hay Deepcare Vietnam (nền tảng số cho y tế dự phòng).
Hiện tại, Việt Nam đang trong tình trạng cách li toàn dân. Do đó nhóm giải pháp hỗ trợ người không có điều kiện đi lại tương đối phù hợp với xu thế.
Ngoài các sản phẩm trực tuyến (ứng dụng mua sắm trực tuyến, nền tảng kết nối thông qua ứng dụng di động), các doanh nghiệp còn có một số giải pháp tương đối mới lạ như dùng máy bay mini (drone) giao hàng (của Drone Pro Vietnam) và dịch vụ vận chuyển trực tuyến liên tỉnh (của startp Đi Chung).
Nhóm giải pháp cuối cùng hướng tới các doanh nghiệp, tổ chức chịu ảnh hưởng lớn từ COVID-19. Hầu hết startup trong nhóm giải pháp ấy là các công ty B2B và cung ứng dịch vụ trực tuyến.
Theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, nhiều phòng ban, đơn vị kinh doanh đã dần chuyển hướng sang làm việc trực tuyến. Do đó việc cung cấp dịch vụ trực tuyến cho doanh nghiệp cũng là những giải pháp kịp thời.
Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp có thể chia ra thành cụm giải pháp chuyển đổi số (Anvui, Gostream...), cụm giải pháp khảo sát khách hàng trực tuyến (SlimSoft) , cụm giải pháp hỗ trợ bán hàng (KiotViet, Telepro...).
Văn phòng đề án 844 tiếp tục khuyến khích các startup đóng góp ý tưởng, để chung tay đẩy lùi dịch COVID-19.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/