|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

4 cách để tiền bạc không phá hoại hạnh phúc gia đình

19:34 | 14/07/2019
Chia sẻ
Đến nay, tiền bạc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tan vỡ của các gia đình. Vậy chúng ta nên làm gì?

Kết hôn là một cam kết lớn trong cuộc đời mỗi người bởi nó liên quan đến rất nhiều niềm tin và trách nhiệm. Thật tuyệt vời khi tìm thấy một người mà bạn muốn dành cả cuộc đời ở bên họ. 

Khi bạn chuẩn bị kết hôn, điều quan trọng cần làm là ngồi xuống và thảo luận về tiền bạc vì đó là một trong những nguyên nhân hàng đầu của tranh cãi và li hôn. 

Trước khi kết hôn, bạn cần có nhiều phân tích và các cuộc thảo luận để đảm bảo rằng bạn và đối tác trong tương lai sẽ cùng nhau chung sống hòa bình. Thật bực bội nếu một người từ chối tham gia vào quá trình lập ngân sách và trên thực tế, điều đó có thể kết thúc một cuộc hôn nhân vô cùng chóng vánh. 

Dù hai bạn có tương thích về tài chính hay không, bạn có thể khiến hôn nhân của mình suôn sẻ miễn là cả hai đều sẵn sàng trao đổi cởi mở về tài chính và tìm cách thỏa hiệp trong từng vấn đề. Áp dụng ngay từ bây giờ sẽ giúp bạn tránh những sai lầm tài chính lớn sau khi kết hôn.

1. Trao đổi về tiền bạc một cách cởi mở

Bạn cần chắc chắn rằng hai người sẽ cùng nỗ lực để cải thiện tình hình tài chính. Điều này có nghĩa là hai bạn nên ngồi xuống và thảo luận cởi mở về tất cả các khoản nợ và tài sản hiện có. Một khi bạn đã kết hôn, bạn cần biết những điều này. 

Nếu một người thích cách chi tiêu lãng phí trong khi người kia tiết kiệm, mọi thứ sẽ trở nên bực bội. Các bạn cần phải làm việc cùng nhau để tìm một giải pháp dung hòa. Bạn cần phải đi đến các quyết định lớn hay đối phó với áp lực tài chính từ gia đình mới cùng người còn lại.

Untitled

Nguồn: TheBalance

2. Đặt mục tiêu tài chính cùng nhau

Sau khi bạn thảo luận về tình hình tài chính khi còn độc thân, bạn nên đặt ra các mục tiêu cụ thể khác trên tư cách là vợ chồng. 

Điều này có thể bao gồm việc trả nợ, mua nhà và tiết kiệm hưu trí. Các mốc thời gian và số tiền cần có nên được liệt kê chi tiết để hai bạn có thể đi đúng hướng. 

Một mục tiêu chung rõ ràng sẽ giúp các bạn thành công về tài chính và nghỉ hưu thoải mái hơn. Khi hai người cùng nỗ lực để đạt được những mục tiêu này, bạn sẽ thấy rằng phương hướng và thành tựu tài chính giúp củng cố hôn nhân.

3. Cùng lập ngân sách như một gia đình

Tiếp theo, hai bạn nên lập kế hoạch ngân sách cùng nhau. Điều này sẽ giúp bạn thiết lập các hướng dẫn chi tiêu và chiến lược đạt mục tiêu tốt nhất. Để làm được bước này, điều cần thiết là một sự kết nối và tương tác thường xuyên. 

Đầu tiên, bạn có thể cần phải duyệt lại ngân sách vào mỗi buổi tối và báo cáo chi tiêu của mình với nhau. Khi ngân sách đã ổn thỏa trong vài tháng, bạn có thể thực hiện việc này 2 lần/ tuần. 

Bằng cách thảo luận về những gì bạn đã chi tiêu và duy trì tổng ngân sách, cả hai bạn sẽ tham gia vào các quyết định tài chính hàng ngày và trở thành cặp đôi hoàn hảo. 

Khi bạn làm việc tại đó, việc chuẩn bị ngân sách cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hãy dành thời gian để xây dựng thói quen tài chính tốt sau khi kết hơn. Một khoản tiền tiêu riêng cho mỗi người có thể làm bớt đi những cuộc cãi vã và không gian riêng cho mỗi người theo đuổi sở thích cá nhân. 

Hãy chắc chắn rằng bạn luôn nỗ lực xây dựng mối quan hệ của mình và ngay cả khi ngân sách eo hẹp, bạn vẫn có thể chi trả cho sinh hoạt hàng ngày. Bạn cũng sẽ cần điều chỉnh ngân sách khi lên kế hoạch sinh con.

4. Chi trả cho đám cưới 

Đám cưới và tuần trăng mật có thể là một khoản chi phí khổng lồ. 

Điều quan trọng là bạn cần thiết lập ngân sách và tìm cách thanh toán mọi thứ nếu không muốn bắt đầu cuộc sống hôn nhân với rất nhiều khoản nợ. Nó cũng sẽ giúp bạn nhìn lại ngày trọng đại với những kỉ niệm vui vẻ thay vì bực bội khi phải trả hóa đơn.

5. Kết hợp điều kiện tài chính của hai người

Cuối cùng, khi nói đến hôn nhân và tiền bạc, bạn nên buông bỏ quá khứ và cùng nhau tiến về tương lai. 

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái về khoản vay tiêu dùng hoặc nợ thẻ tín dụng của người kia, bạn có thể cần phải suy nghĩ lại về việc kết hôn. Khi đã đưa ra quyết định, bạn phải chấp nhận cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. 

Điều quan trọng là hãy coi khoản nợ và tiền tiết kiệm là của "chúng ta" thay vì "của tôi" hoặc "của anh ấy/cô ấy". 

Việc này sẽ mang lại trải nghiệm tích cực hơn cho cả hai bạn. Bạn có thể cần trao đổi với cố vấn tài chính hoặc nhà trị liệu tâm lí về những vấn đề này trước khi kết hôn để chắc chắn mọi nỗ lực không dẫn đến một cuộc li hôn đã thấy trước.

Nếu đối tác của bạn từ chối kết hợp tình hình tài chính, đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề hôn nhân nghiêm trọng. Bạn có thể giữ nguồn tài chính tách biệt trong khi nỗ lực dung hòa cuộc sống chung. 

Hãy nhớ rằng cả hai bạn cần đạt được những quyết định tương đồng về việc cho vay tiền, cách chăm sóc cha mẹ hai bên khi về già hoặc các quyết định tài chính quan trọng khác.

Thu Phương