24 tỉnh Thái Lan được đặt trong tình trạng cảnh báo dễ dàng nhiễm dịch ASF
Thái Lan đã trong tình trạng cảnh giác cao độ kể từ khi dịch ASF bùng phát ở Myanmar, Lào, Campuchia, nhưng vẫn chưa có báo cáo về trường hợp bùng phát bệnh dịch.
Đầu tháng này, chính phủ Thái Lan đã ra lệnh tiêu huỷ 200 con heo như hành động phòng ngừa sau khi hai con heo phát hiện chết không rõ nguyên nhân ở phía bắc tỉnh Chiang Rai, cách biên giới Myanmar 20 km.
Tuy nhiên, theo quan chức nông nghiệp Thái Lan, hai con heo này không bị nhiễm dịch.
Theo đó, Bangkok đã đưa 24 trong số 77 tỉnh vào theo dõi với những hạn chế trong việc vận chuyển heo nhà và heo rừng, cũng như heo giết mổ, tinh dịch hoặc phôi heo để gây giống.
Vi phạm các hạn chế sẽ bị trừng phạt bằng cách phạt tù tới hai năm và phạt tiền lên tới 40.000 baht (tương đương 1.306,34 USD), Reuters cho biết.
"Đây là một biện pháp phòng ngừa đối với các tỉnh có số lượng heo lớn hoặc đang ở khu vực biên giới", theo ông Sor Sorit Thaneto, người đứng đầu của Cục Phát triển Chăn nuôi Thái Lan.
"Kết quả xét nghiệm máu từ những con heo bị tiêu hủy ở Chiang Rai cũng cho thấy những con heo này không bị nhiễm bệnh, nhưng chúng tôi tiếp tục cảnh giác", ông nói thêm.
Các doanh nghiệp tư nhân là thành của Hiệp hội những người chăn nuôi heo Thái Lan cũng đã cùng mua 8.000 con heo được nuôi trong các khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh xung quanh biên giới để hạn chế dịch ASF lan vào các kho dự trữ trong tương lai.
Những con heo này không bị nhiễm bệnh và kể từ đó đã bị giết thịt và bán làm thịt.
"Tôi muốn nhấn mạnh Thái Lan không có dịch bệnh bùng phát, cả chính phủ và khu vực tư nhân đang hợp tác để ngăn chặn điều này", ông Keith Prapat Pothasuthon, Thứ trưởng Bộ nông nghiệp Thái Lan cho hay.
Dịch ASF gây chết gần như 100% đối với heo nhiễm virus và rất dễ lây lan khi không có vacxin phòng bệnh, mặc dù không gây hại cho con người.
Bệnh dịch được phát hiện lần đầu tiên ở châu Á vào tháng 8 năm ngoái tại Trung Quốc, quét sạch gần 40% số heo tại nhà sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới.
Virus ASF đã lan rộng khắp châu Á, ảnh hưởng đến Mông Cổ, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Philippines.