|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

22 ngân hàng có gần 67.000 tỷ đồng nợ xấu

07:30 | 28/03/2018
Chia sẻ
Thống kê từ 22 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) trong năm 2017 cho thấy, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của các ngân hàng ở mức 1,63%, giảm so với con số 1,92% của năm 2016.
 
22 ngan hang co gan 67000 ty dong no xau NHNN yêu cầu TCTD tăng cường xử lý nợ xấu
22 ngan hang co gan 67000 ty dong no xau Khả năng phòng vệ trước rủi ro nợ xấu của các ngân hàng
22 ngan hang co gan 67000 ty dong no xau Uỷ ban Giám sát: Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng năm 2017 là 9,5%

Nợ nhóm 4 tăng gấp rưỡi lên hơn 16.400 tỷ đồng

Tổng dư nợ cho vay khách hàng của các ngân hàng tăng thêm 19,7% lên hơn 4.100 nghìn tỷ đồng năm vừa qua, trong khi giá trị tổng nợ xấu các ngân hàng tăng nhẹ gần 2%, lên 66.992 tỷ đồng.

Cơ cấu nợ xấu cho thấy, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng mạnh 55% lên hơn 16.400 tỷ đồng, ngược lại nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) giảm 4% về 34.424 tỷ đồng.

22 ngan hang co gan 67000 ty dong no xau
(Nguồn: BCTC năm 2017 của 22 ngân hàng TMCP, TV Tổng hợp).
22 ngan hang co gan 67000 ty dong no xau
(Nguồn: BCTC năm 2017 của 22 ngân hàng TMCP, TV Tổng hợp).

Nhóm ngân hàng TMCP Nhà nước chiếm áp đảo quy mô nợ xấu trong hệ thống khi đều nằm trong top. Cụ thể, dù giảm 3% nhưng BIDV là ngân hàng có tổng nợ xấu cao nhất với trên 13.950 tỷ đồng tính đến cuối năm 2017.

Sacombank là Khối ngân hàng Thương mại Cổ phần ngoài Nhà nước có tổng nợ xấu cao nhất với gần 9.268 tỷ đồng, giảm 33%; đây cũng là ngân hàng có nợ có khả năng mất vốn cao nhất với 8.510 tỷ đồng. Trong khi đó, VietinBank liền sau đó với gần 8.960 tỷ đồng, tăng 33%; Vietcombank trên 6.200 tỷ đồng, giảm 10%.

22 ngan hang co gan 67000 ty dong no xau
(Nguồn: BCTC năm 2017 của 22 ngân hàng TMCP, TV Tổng hợp).
22 ngan hang co gan 67000 ty dong no xau
(Nguồn: BCTC năm 2017 của 22 ngân hàng TMCP, TV Tổng hợp).

Có 12/22 ngân hàng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng giảm so với năm 2016. Sacombank và VPBank là hai ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước với lần lượt 4,16% và 3,39%. Với Sacombank đây là dấu hiệu tích cực khi tỷ lệ này đã giảm đáng kể so với 6,91% của năm 2016. VPBank đứng trưởng sự tăng trưởng bùng nổ của mảng tín dụng tiêu dùng, năm qua, dư nợ cho vay của nhà băng này đã tăng 26% lên hơn 182.666 tỷ đồng.

Theo sau đó, ABBank, VIB, Eximbank và Maritime Bank là những ngân hàng dù giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng vẫn duy trì trên 2%. Eximbank có tỷ lệ giảm đáng kể đứng sau Sacombank, từ 2,95% về 2,27%. Trong năm qua, Eximbank là một trong số ngân hàng có tăng trưởng cho vay thấp với khoảng 13%.

Tương tự, VietABank giảm mạnh tỷ lệ nợ xấu từ 2,14% về 1,54%, đây là ngân hàng có mức tăng trưởng cho vay thấp nhất với khoảng 9%.

Khối ngân hàng nhà nước, ngoài áp đảo quy mô nợ xấu, BIDV còn có tỷ lệ nợ xấu cao nhất với 1,61%. Vietcombank và VietinBank bám sát nút nhau với 1,14% và 1,13%.

Kienlongbank, ACB và BacABank tiếp tục là những ngân hàng duy trì tỷ lệ nợ xấu thấp trong hai năm trở lại đây. Tính đến cuối năm 2017, cả ba ngân hàng này đều có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%, lần lượt ở 0,83%; 0,71% và 0,63%.

Xung lực từ cụ thể hóa quy định xử lý nợ xấu

Trong năm 2017, với sự ra đời của Nghị quyết 42/2017/QH14 đã góp phần không nhỏ trong nỗ lực xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Ngân hàng có xu hướng hạn chế chuyển nợ sang VAMC, đồng thời đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu qua các hình thức như bán nợ, phát mại tài sản, sử dụng dự phòng rủi ro và các hình thức khác.

22 ngan hang co gan 67000 ty dong no xau Fitch Ratings: Nghị quyết 42 không phải là một giải pháp nhanh cho vấn đề nợ xấu của Việt Nam

Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (UBGSTC), đến hết năm 2017, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tố chức tín dụng (TCTD) ước khoảng 9,5%, giảm mạnh so với mức 11,9% vào cuối năm trước. Các khoản nợ xấu vẫn tập trung ở các NHTM yếu kém, trong diện tái cơ cấu, các khoản phải thu bên ngoài khó đòi và nợ tái cơ cấu tại một số NHTM vẫn còn khá lớn.

Đã có khoảng 70 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý trong năm 2017, tăng 40% so với năm 2016. Trong đó, thu nợ từ khách hàng chiếm 54%, sử dụng dự phòng rủi ro chiếm 42,3%, phát mãi tài sản chiếm 2,3%.

Kết quả xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam mới đây cũng đã được Moody ghi nhận và đánh giá cao. ACB trích lập đầy đủ lượng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Vietcombank, Techcombank và MBBank đã xóa nợ thành công tại VAMC, không phải trích lập dự phòng 20% mỗi năm cho số trái phiếu VAMC.

Tiến Vũ