|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

20 gia tộc giàu nhất châu Á có tổng tài sản vượt cả GDP Singapore đang tìm cách tiêu tiền giữa đại dịch

07:24 | 15/02/2022
Chia sẻ
Những gia tộc giàu có này nóng lòng cho đi những khoản đầu tư lớn nhất, cho dù đó là siêu thị hay công nghệ sinh học.
20 gia tộc giàu nhất châu Á sở hữu khối tài sản nhiều hơn GDP Singapore - Ảnh 1.

Những gia tộc giàu nhất châu Á kiểm soát khối tài sản nhiều hơn GDP của Hong Kong và Singapore. (Ảnh: CNN).

Thời điểm khó khăn của các gia tộc giàu có

Đây là thời điểm phức tạp và đầy khó khăn đối với một số gia tộc giàu nhất châu Á, theo Bloomberg Billionaires Index. Giá cổ phiếu của New World Development Co., một trong những công ty xây dựng bất động sản lớn nhất Hong Kong và được nắm giữ bởi gia tộc Cheng, đã giảm hơn 40% kể từ mức đỉnh cách đây ba năm.

Sự suy thoái bắt đầu xảy ra khi có những cuộc bạo loạn và biểu tình tại Hong Kong vào năm 2019. Sau đó, đại dịch COVID-19 bùng phát càng làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Các cửa hàng nằm rải rác ở những địa điểm trung tâm thành phố thuộc công ty của gia tộc Cheng đã phải đóng cửa cho tới hết tháng 9/2021.

Hiện nay, áp lực đang gia tăng đối với các công ty bất động sản Hong Kong trong việc tìm cách làm hạ nhiệt giá nhà ở tại một trong những thị trường đắt đỏ nhất thế giới. Đồng thời, mối lo ngại gia tăng rằng việc Trung Quốc thắt chặt quy định với ngành bất động sản và nỗ lực đạt được "sự thịnh vượng chung" có thể vượt ra ngoài Đại lục và lan tới Hong Kong.

Tìm cách chuyển đổi

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với một số gia đình siêu giàu khác ở châu Á. Những triều đại này, một số đã trải qua 6 thế hệ, biết rằng họ cần nhanh chóng chuyển đổi sang công nghệ xanh và thương mại điện tử. 

Họ nóng lòng cho đi những khoản đầu tư lớn nhất, cho dù đó là siêu thị hay công nghệ sinh học. Dù vậy, đây là những lĩnh vực dễ khiến các gia tộc này bốc hơi những khoản tiền khổng lồ nếu mắc phải những sai lầm đắt giá.

Kevin Au, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh Gia đình tại Đại học Hong Kong cho biết: "Nhiều ông trùm trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống đã thấy doanh nghiệp của họ có thể bị đe doạ bởi những công ty công nghệ mà họ chưa từng nghe đến. Họ biết rằng nếu họ không phản ứng đủ nhanh, họ có thể bị đánh bại".

Khối tài sản vượt cả GDP một quốc gia

Khối tài sản của 20 gia đình giàu nhất trong khu vực đã tăng khoảng 33 tỷ USD kể từ cuối năm 2020, ngay cả khi đại dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới. Tổng tài sản của họ hiện vượt quá 495 tỷ USD - nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả Hong Kong hoặc Singapore.

Gia tộc Ambani, người dẫn đầu bảng xếp hạng trong năm thứ ba liên tiếp, đang hướng tập đoàn Reliance Industries Ltd. sang lĩnh vực công nghệ và thương mại điện tử khi tỷ phú Mukesh Ambani chuẩn bị bàn giao quyền lực cho các con của mình. Gia tộc họ Zhang, chủ sở hữu của hãng sản xuất nhôm China Hongqiao Group Ltd., là gia đình Trung Quốc đầu tiên góp mặt trong danh sách này.

Các triều đại Birla và Bajaj đứng sau hai tập đoàn lớn nhất của Ấn Độ cũng xuất hiện trên bảng xếp hạng, báo hiệu sức mạnh tương đối lớn của nền kinh tế quốc gia.

Một số gia tộc khác bị tụt lại phía sau. Gia tộc Hos của gã khổng lồ hoạt động trong lĩnh vực giải trí và casino SJM Holdings Ltd; gia tộc Chirathivats của Tập đoàn Central Group, Thái Lan và gia tộc Ngs của tập đoàn bất động sản Far East Organization Centre Pte, Singapore không còn nằm trong số 20 gia tộc giàu nhất châu Á do các công ty của họ phải chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra.

Về phần mình, gia tộc Cheng đã đầu tư 359 triệu USD cho Animoca Brands, một công ty trò chơi và NFT có trụ sở tại Hong Kong thông qua C Ventures, một quỹ đầu tư do chính gia tộc này đồng sáng lập. C Ventures đã đầu tư vào hơn 30 startups, bao gồm nền tảng dịch vụ tài chính tiền điện tử Matrixport, SenseTime Group Inc. và nền tảng dịch vụ giao hàng Lalamove.

Năm ngoái, gia tộc Cheng cũng tham gia vào cơn sốt SPAC và thành lập thêm công ty riêng. Đại diện của New World cho biết việc sáp nhập công ty riêng với Prenetics Ltd, một công ty chuyên về DNA và nghiên cứu về COVID-19, sẽ được hoàn thành vào tháng 3.

Mặc dù các liên doanh mới chỉ là một phần nhỏ của đế chế Cheng, nhưng mục tiêu của họ rất rõ ràng. Vào tháng 4, Adrian Cheng cho biết ông muốn các dịch vụ phi bất động sản tạo ra 30% thu nhập của New World trong 5 đến 7 năm.

Dưới đây là danh sách cụ thể 20 gia tộc giàu nhất châu Á (theo Bloomberg):

Gia tộc Ambani (Ấn Độ - Khối tài sản: 90,3 tỷ USD)

Gia tộc Hartono (Indonesia – Khối tài sản: 36,3 tỷ USD)

Gia tộc Mistry (Ấn Độ - Khối tài sản: 34 tỷ USD)

Gia tộc Kwok (Hong Kong – Khối tài sản: 31,1 tỷ USD)

Gia tộc Chearavavont (Thái Lan – Khối tài sản: 30 tỷ USD)

Gia tộc Tsai (Đài Loan – Khối tài sản: 28,6 tỷ USD)

Gia tộc Cheng (Hong Kong – Khối tài sản: 23,1 tỷ USD)

Gia tộc Pao/Woo (Hong Kong – Khối tài sản: 23 tỷ USD)

Gia tộc Lee (Hong Kong – Khối tài sản: 20,6 tỷ USD)

Gia tộc Yoovidhya (Thái Lan – Khối tài sản: 19,6 tỷ USD)

Gia tộc Kwek/Quek (Singapore/Malaysia – Khối tài sản: 17,8 tỷ USD)

Gia tộc Sy (Philippines – Khối tài sản: 17,8 tỷ USD)

Gia tộc Kadoorie (Hong Kong – Khối tàn sản: 17,4 tỷ USD)

Gia tộc Birla (Ấn Độ - Khối tài sản: 16,7 tỷ USD)

Gia tộc Lee (Hàn Quốc – Khối tài sản: 16,3 tỷ USD)

Gia tộc Torii/Saji (Nhật Bản – Khối tài sản: 16,1 tỷ USD)

Gia tộc Chung (Hàn Quốc – Khối tài sản: 15,6 tỷ USD)

Gia tộc Hinduja (Ấn Độ - Khối tài sản: 14 tỷ USD)

Gia tộc Zhang (Trung Quốc – Khối tài sản: 13,8 tỷ USD)

Gia tộc Bajaj (Ấn Độ - Khối tài sản: 13,7 tỷ USD).

Quốc Anh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.