|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

15 quốc gia gia nhập liên minh giảm sử dụng than đá vào năm 2030

18:13 | 17/11/2017
Chia sẻ
Các quan chức tham gia hội thảo khí hậu của Liên hợp quốc (UN) tại Bonn hôm thứ Năm (16/11) cho biết, ít nhất 15 quốc gia đã tham gia vào một liên minh quốc tế nhằm giảm dần lượng sử dụng than đá để sản sinh năng lượng trước năm 2030.
15 quoc gia gia nhap lien minh giam su dung than da vao nam 2030
Ảnh: REUTERS/Nigel Roddis

Theo đó, Anh, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Italy, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Bỉ, Thụy Sĩ, New Zealand, Ethiopia, Mexico và Đảo Marshall đã tham gia vào Liên minh Năng lượng không dùng Than đá (PPC).

Liên minh mong muốn sẽ có 50 thành viên tham gia trong hội nghị khí hậu của UN lần sau diễn ra vào năm 2018 tại Katowice, Ba lan, một tỏng những thành phố ô nhiễm nhất của châu Âu.

Tuy nhiên, một số quốc gia tiêu dụng than đá lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Đức và Nga vẫn chưa tham gia liên minh.

Liên minh PPC hình thành sau vài ngày khi các quan chức Mỹ, cùng với đại diện phía các công ty năng lượng tổ chức một sự kiện bên lề cuộc tọa đàm về nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân với việc làm dịu khí hậu.

Theo Reuters, Anh, Canada và Đảo Marshall là 3 nền kinh tế thúc giục các quốc gia khác tham vào liên minh.

Nguồn tin quen thuộc với vấn đề cho biết, hiện có ít nhất 12 quốc giá, cùng với một số bang của Mỹ, tỉnh và doanh nghiệp Canada là thành viên của liên minh.

Kể từ Hiệp ước Paris được ký kết năm 2015 nhằm giảm lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên thế giới, nhiều quốc gia đã lập ra kế hoạch quốc gia để đạt mục tiêu này.

Nhu cầu về than đá giảm năm thứ 2 liên tiếp trong 2016

Báo cáo kết quả nghiên cứu của BP công bố hồi tháng 6 cho biết, nhu cầu trên thế giới đối với than đá giảm năm thứ 2 liên tiếp nhờ Mỹ và Trung Quốc giảm sử dụng nhiền liệu hóa thạch bẩn này. Trong khi đó, Anh là ví dụ điển hình nhất cho xu hướng giảm phụ thuộc vào than đá.

Theo BP, tiêu thụ trên toàn thế giới trong năm 2016 đã giảm 1,7%, đánh dấu sự đảo chiểu ngoạn mục đối với giá trị than đá, nguồn năng lượng có mức tăng trưởng nhu cầu lớn nhất cho tới 4 năm trước.

Nguồn năng lượng gió, mặt trời và năng lượng tái tạo khác tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nhiên liệu nào với tốc độ hơn 14% trong tháng 2016, thấp hơn so với mức trung bình trong 10 năm.

Tuy nhiên, tăng trưởng nhu cầu năng lượng trên thế giới ở mức yếu, chỉ đạt 1%, thấp hơn gần một nửa so với mức trung bình trong 10 năm. Hầu như nhu cầu tăng trưởng đến từ các quốc gia đang phát triển, với Trung Quốc và Ấn Độ chiếm một nửa nhu cầu mới.

Lượng thải khí carbon toàn cầu đã duy trì ở mức thấp năm thứ 3 liên tiếp. BP cho rằng việc giảm lượng khí thải này là một dấu ấn đáng kể so với quá khứ, tuy nhiên nhận đinh rằng họ sẽ cần giảm khí thải nếu các quốc gia đạt được mục tiêu nhiệt độ tăng lên trong tầm kiểm soát của thỏa thuận Paris.

Lyly Cao