Zoom không khải là công ty đầu tiên gửi dữ liệu về Trung Quốc, và có thể sẽ không phải là công ty cuối cùng
Dịch COVID-19 bùng phát buộc nhiều người lao động phải làm việc tại nhà. Trong khi đó đối với ngành giáo dục, nhiều trường học trên toàn thế giới dần chuyển sang phương thức giảng dạy trực tuyến.
Zoom là một trong số những ứng dụng phổ biến nhất để dạy và học qua phương thức online. Nhu cầu tăng vọt kèm với giá cổ phiếu công ty cũng tăng nhanh, giúp khối tài sản của Eric Yuan tăng nhanh từ 3,5 tỉ USD lên 8 tỉ USD, gấp hơn 2 lần.
Song gần đây, Zoom gặp phải một trong những bê bối về mặt bảo mật thông tin. Một nghiên cứu từ đại học Toronto cho thấy dữ liệu một cuộc gọi (đồng thời là mật mã phòng chat) từ Mỹ và Canada đã được gửi tới một máy chủ đặt tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ngay sau đó, Eric Yuan, giám đốc điều hành Zoom, đã buộc phải lên tiếng về vụ việc. Theo ông, với nhu cầu người dùng tăng đột biến, dữ liệu cuộc gọi sẽ được ngẫu nhiên chuyển về máy chủ gần nhất còn đủ khả năng lưu trữ. Lời thú nhận của ông không dập tắt nghi ngờ về tính bảo mật của Zoom.
Tuy nhiên, dường như Zoom không phải là công ty công nghệ đầu tiên đứng trước nghi vấn gửi dữ liệu cá nhân về Trung Quốc. Năm ngoái, Huawei cũng vướng vào một rắc rối tương tự. Chính quyền Trump tin rằng hãng smartphone của Trung Quốc đã sử dụng những thông tin cá nhân người dùng một cách trái phép.
Nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi từng một mực phủ nhận việc bàn giao dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc. Trong một bài phỏng vấn đầu năm 2019, ông Nhậm thậm chí thẳng thừng tuyên bố sẽ không bao giờ giúp Trung Quốc làm gián điệp tại thị trường Mỹ, ngay cả khi luật pháp Trung Quốc bắt ép ông làm như vậy.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia công nghệ và kinh tế, dường như những gì xảy ra trong thực tế hoàn toàn trái ngược lại với những tuyên bố của ông Nhậm.
"Huawei không có cách nào chống lại mệnh lệnh từ chính quyền Trung Quốc, theo những qui định trong luật pháp ở đất nước này", các chuyên gia có chung nhận định khi chia sẻ với CNBC.
Thời điểm năm ngoái, chính phủ nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản và Australia đã đồng loạt mạnh tay yêu cầu Huawei ngừng cung cấp phần cứng cho việc sản xuất các thiết bị 5G. Điều này một lần nữa khẳng định quan điểm rõ ràng rằng phần cứng của Huawei "có vấn đề" và rất có thể đó là vấn đề về bảo mật thông tin.
Một ứng dụng di động mới nổi trong vài năm trở lại đây là TikTok cũng dính nghi vấn gửi dữ liệu về Trung Quốc. Tính riêng năm 2019, TikTok có 800 triệu lượt tải mới và tổng lượt tải đã chạm mốc 2 tỉ - một con số khổng lồ khi biết rằng dân số thế giới chỉ là hơn 7 tỉ.
Cuối năm 2019, ByteDance, công ty chủ quản của TikTok nhận được một lượng lớn đơn kiện tại Mỹ. Nội dung những đơn kiện này tố cáo TikTok "ăn cáp" dữ liệu người dùng và chuyển về Trung Quốc.
Theo BBC, TikTok đã khẳng định không lưu dữ liệu người dùng Mỹ tại các máy chủ Trung Quốc. Do đó vụ kiện trên là thiếu cơ sở.
Theo một nguyên đơn tên Misty Hong đang là sinh viên tại bang California. Hong cho biết cô từng tải TikTok xuống nhưng không lập tài khoản. Vài tháng sau, Hong thấy công ty "tự động" lập một tài khoản cho mình và đăng những video lưu nháp trong điện thoại của cô lên ứng dụng. Cô chưa bao giờ có ý định công khai những video đó.
Bản cáo trạng tố cáo TikTok gửi dữ liệu về Trung Quốc với sự hỗ trợ của 2 tập đoàn lớn là Alibaba và Tencent. Vụ việc cho đến lúc này vẫn chưa ngã ngũ.
Tháng 2/2020, thêm một công ty Trung Quốc là Lenovo khác vướng vào nghi vấn về sử dụng dữ liệu trái phép. Thông tin này được công khai trong một phân tích về tình hình an ninh dữ liệu của Mỹ, theo Washingtontimes.
Phân tích chỉ rõ rằng theo bộ luật của chính phủ Trung Quốc ban hành năm 2017, các công ty công nghệ có trụ sở tại đây buộc phải hợp tác với cơ quan tình báo Bắc Kinh. Thậm chí cơ quan tình báo có quyền truy cập vào dữ liệu mà các công ty thu thập từ nước ngoài.
Chứng kiến tình hình này dần trở nên phổ biến, Thượng nghĩ sĩ Marco Rubio thuộc Đảng Cộng Hòa Mỹ đã tỏ ra lo ngại về tình hình an nnh khi chính quyền sử dụng các thiết bị do các công ty Trung Quốc cung cấp.
"Khi bạn sử dụng những thiết bị này để phục vụ bộ máy từ trung ương tới địa phương, nguy cơ bị ăn cắp chất xám là rất cao. Chúng ta dùng thuế của dân để nghiên cứu ra công nghệ trong khi những người này không phải bỏ tiền và công sức vẫn có được công nghệ đó", Marco Rubio phát biểu.
Trong thế kỉ 21, dữ liệu người dùng là một trong những loại tài sản quí giá. Do đó, việc các công ty công nghệ thu thập và lưu trữ dữ liệu người dùng là điều không mới. Sẽ không ngạc nhiên nếu như các công ty công nghệ lớn tại Trung Quốc tiếp tục cung cấp dữ liệu cho chính quyền, theo như các bộ luật ban hành tại quốc gia này.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/