|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Yếu tố nào sẽ giúp Việt Nam có hơn 38 nghìn người siêu giàu vào năm 2026?

08:47 | 07/04/2019
Chia sẻ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh: “Đầu thập niên 1990, thu nhập bình quân đầu người của Singapore cao gấp 125 lần so với Việt Nam, giờ đây mức chênh lệch ấy là 24 lần”. Chia sẻ Tweet
Yếu tố nào sẽ giúp Việt Nam có hơn 38 nghìn người siêu giàu vào năm 2026? - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: AFP

Tính từ đầu năm 2019 đến nay tại khu vực Đông Nam Á, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng tốt nhất. Chỉ số VnIndex tăng 12%. Theo tính toán của Bloomberg, Việt Nam là thị trường tăng trưởng tốt thứ 3 trên toàn thế giới trong vòng 3 năm qua.

Dù nhà đầu tư vẫn đang băn khoăn rằng phần lớn các ngân hàng tư nhân và chuyên gia quản lý tài sản vẫn chưa thể mua hoặc bán chứng khoán Việt Nam một cách trực tiếp, tác giả bài báo của Forbes, ông Rainer Michael Preiss, cho rằng hiện tại có thể Việt Nam chưa thực sự vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư, thế nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy điều này sẽ xảy ra trong tương lai.

Trong năm 2019 này, Việt Nam có thể coi như câu chuyện kinh tế vĩ mô và đầu tư thú vị nhất châu Á. Việc Việt Nam không ngừng cải tổ nền kinh tế, diễn biến địa chính trị gần đây đã giúp cho triển vọng của Việt Nam trở nên sáng sủa hơn. Ngân hàng Thế giới dự báo Việt Nam sẽ nằm trong nhóm nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong năm nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ước tính đạt 6,6%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được cho là sẽ hưởng lợi hơn nữa từ sự quan tâm của nhà đầu tư nếu cổ phiếu được bổ sung vào chỉ số MSCI của nhóm thị trường mới nổi. Ông Mark Mobius, người được biết đến như bậc thầy của nhóm thị trường mới nổi, đã cho rằng kịch bản trên có thể xảy ra trong năm sau.

Nhiều người đã quên mất rằng Việt Nam đã phát triển như thế nào kể từ khi quá trình đổi mới nền kinh tế bắt đầu từ năm 1986.

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới với ASEAN được tổ chức năm ngoái tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh: “Đầu thập niên 1990, thu nhập bình quân đầu người của Singapore cao gấp 125 lần so với Việt Nam, giờ đây mức chênh lệch ấy là 24 lần. Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan từng cao hơn 16 lần so với Việt Nam, giờ đây con số đó chỉ là 2,5 lần. Nếu so với Nhật, chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa Nhật và Việt Nam từng giảm từ 267 lần xuống 16 lần, còn đối với Mỹ, chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giảm từ 252 lần xuống mức 25 lần ở hiện tại”.

Theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank, tài sản của Việt Nam tăng trưởng 210% từ năm 2007 đến năm 2017. Hiện tại khoảng hơn 200 cá nhân người Việt Nam có tài sản đầu tư ước tính khoảng 30 triệu USD. Tầng lớp siêu giàu tại Việt Năm tăng trưởng chóng mặt 320% từ năm 2000 đến năm 2016, mức tăng trưởng này như vậy cao hơn nếu so với Ấn Độ (290%) và Trung Quốc (281%). Và với tốc độ hiện tại, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng thêm 170%, từ 14.300 người ở hiện tại lên 38.600 người siêu giàu vào năm 2026.

Việt Nam cũng được cho là hưởng lợi nhiều từ diễn biến địa chính trị, cụ thể cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Việt Nam nhiều khả năng sẽ thu hút thêm nhiều vốn FDI vào ngành sản xuất khi mà nhiều công ty cố gắng giảm thiểu rủi ro trong chiến lược “Trung Quốc cộng một” phòng trường hợp căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang mạnh hơn.

Đối với thị trường chứng khoán, nhóm đối tượng doanh nghiệp hưởng lợi từ xu thế này có bao gồm các nhà quản lý khu công nghiệp, công ty vận tải, công ty vận hành cảng và vận tải hàng không.

Trung Mến

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.