|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tân Tổng giám đốc quốc gia tại Việt Nam của Mastercard là ai?

16:32 | 05/04/2019
Chia sẻ
Mastercard vừa bổ nhiệm bà Winnie Wong giữ vị trí Giám đốc quốc gia tại Việt Nam.

Bà Wong sẽ chịu trách nhiệm mở rộng các hình thức thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam, đồng thời đóng vai trò chủ chốt trong việc kết nối với các cơ quan chính sách và các bên hữu quan nhằm hỗ trợ chính phủ Việt Nam thực hiện kế hoạch giảm tỷ lệ thanh toán tiền mặt xuống dưới 10% vào năm 2020.

Làm việc tại trụ sở TP. HCM, bà Wong sở hữu hơn 15 năm kinh nghiệm về các giải pháp thanh toán thương mại. Gia nhập Mastercard tại Singapore từ năm 2013, bà đã phối hợp với các chính phủ và doanh nghiệp đi tiên phong trong việc ứng dụng nền tảng B2B nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của hoạt động thương mại xuyên biên giới ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Được biết bà Wong có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và hàng tiêu dùng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Bà có bằng Cử nhân quản trị kinh doanh (Danh dự) của trường Đại học Putra Malaysia.

Tân Tổng giám đốc quốc gia tại Việt Nam của Mastercard là ai? - Ảnh 1.

Tân Tổng giám đốc quốc gia tại Việt Nam của Mastercard - bà Winnie Wong

Việc bổ nhiệm bà Wong là một động thái đáng chú ý của Mastercard nhằm phát triển thị trường thanh toán không tiếp xúc (contactless) tại Việt Nam.

“Đây là một thời điểm sôi động đối với Mastercard tại Việt Nam, khi các bên hữu quan ở cả hai lĩnh vực công tư đều dành sự quan tâm và hỗ trợ to lớn nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số hóa.

“Văn hóa fintech mạnh mẽ của Việt Nam cũng tạo ra cơ hội lớn cho sự đổi mới và tăng tốc mở rộng các công nghệ mới. Động lực thúc đẩy Mastercard bắt nguồn từ nhu cầu cấp thiết trong khu vực nhằm phát triển một xã hội không tiền mặt toàn diện và kết nối chặt chẽ hơn”, ông Ari Sarker, Đồng chủ tịch của Mastercard khu vực châu Á Thái Bình Dương, chia sẻ.


Vĩnh Chi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.