|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Yeah1 liên tục thoái vốn để tái cấu trúc

10:55 | 25/06/2021
Chia sẻ
Các thương vụ thoái vốn gần đây của Yeah1 nằm trong kế hoạch tinh gọn bộ máy quản trị và gia tăng hiệu quả hoạt động khi công ty này đã lỗ hai năm liên tiếp.

Ngày 23/6, CTCP Giải trí Rồng, một công ty con của CTCP Yeah1 (Mã: YEG) đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Yeah1 Network Pte.Ltd cho một doanh nghiệp được thành lập tại Singapore. Bên nhận chuyển nhượng không được tiết lộ.

Theo đó, Yeah1 Network Pte.Ltd không còn là công ty con gián tiếp của Yeah1 và 5 công ty khác đang có phần vốn góp của Yeah1 Network Pte.Ltd cũng không còn là công ty con gián tiếp/công ty liên kết của Yeah1.

Công ty con của Yeah1 bán mình cho một doanh nghiệp Singapore - Ảnh 1.

Thông tin công bố của Yeah1. (Nguồn: Yeah1).

Theo Yeah1, thương vụ thoái vốn này nằm trong kế hoạch của tập đoàn nhằm tinh gọn bộ máy quản trị và gia tăng hiệu quả hoạt động.

Hai tháng trước, Yeah1 đã công bố chủ trương chuyển nhượng toàn bộ 510.000 cổ phần tại CTCP Truyền thông ON+ với giá chuyển nhượng bằng giá vốn đầu tư ban đầu là 5,1 tỷ đồng.

Vào tháng 5, Yeah1 cũng có kế hoạch chuyển nhượng vốn tại công ty con là CTCP Yeah1 eDigital dưới hình thức chào bán 1,25 triệu cổ phần lần đầu ra công chúng qua đại lý phân phối. Giá chào bán không được công bố.

Các động thái thoái vốn liên tiếp của Yeah1 gần đây nằm trong kế hoạch tái cấu trúc của tập đoàn khi doanh nghiệp này đã lỗ liên tiếp hai năm. Lỗ lũy kế đến cuối năm 2020 là 219,3 tỷ đồng.

Hồi tháng 4, cổ phiếu YEG đã chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát, chỉ được giao dịch phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Kể từ đó, cổ phiếu YEG dò đáy quanh vùng 20.000 - 23.000 đồng/cp, bốc hơi 94% so với mức đỉnh 345.000 đồng/cp kể từ khi lên sàn.

Công ty con của Yeah1 bán mình cho một doanh nghiệp Singapore - Ảnh 2.

Diễn biến giá cổ phiếu YEG trong 6 tháng đầu năm. (Nguồn: TradingView).

Minh Hằng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.