Xuất khẩu tôm sang Mỹ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn thuận lợi
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của tôm Việt. Tuy nhiên, sau khi bị vụ kiện chống bán phá giá, thị phần tại thị trường này có xu hướng giảm, hiện chỉ đạt khoảng 10%.
Tham gia thị trường này có sự phân hóa khá lớn, Minh Phú chiếm 44% doanh số xuất khẩu tôm và không có thuế chống bán phá giá.
Stapimex chiếm 17% và có mức thuế 0,71%. Còn lại 30 doanh nghiệp tôm có thuế 4,58% và chiếm 39% thị phần.
Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 13 (POR13) cho giai đoạn rà soát từ 1/2/2017 – 31/1/2018 đối với tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam.
Mức thuế cuối cùng dành cho hai bị đơn bắt buộc gồm CTCP thực phẩm Sao Ta và công ty CP Nha Trang Seafoods trong đợt rà soát này đều ở mức 0%.
Mức thuế suất riêng rẽ áp dụng cho các công ty còn lại không được chọn mẫu mà thỏa mãn điều kiện được hưởng thuế suất riêng rẽ gồm 29 công ty cũng ở mức 0%.
Theo các chuyên gia tại Hội thảo Ngành tôm và thủy sản Việt Nam: Làm thế nào để cải thiện và gia tăng giá trị chiều 30/8, mức thuế cuối cùng POR 13% bằng 0%, áp dụng luôn cho POR là nền tảng thuận lợi về sau dành cho tôm Việt.
Hội thảo Ngành tôm và thủy sản Việt Nam: Làm thế nào để cải thiện và gia tăng giá trị chiều 30/8. (ảnh: MA)
Mức thuế 0% này không chỉ có tác động ngắn hạn mà còn mở ra khả năng bứt phá xuất khẩu cho 31 doanh nghiệp trên, kì vọng các đơn hàng sẽ nhiều hơn trong thời gian tới.
Bởi Mỹ là một thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam và cũng là thị trường khó tính với những quy tắc khắt khe. Đồng thời, đây là thị trường có dung lượng nạp tôm lớn với mẫu mã sản phẩm phù hợp sở trường số đông các doanh nghiệp Việt.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây cũng là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn là thuận lợi. Bởi đối thủ lớn của Việt Nam là tôm Ấn Độ giá rẻ (chiếm 36% thị phần) và tôm Indonesia không bị áp thuế chống bán phá giá (19% thị phần).
Đồng thời, thương chiến Mỹ - Trung diễn biến khôn lường vừa tạo ra cơ hội và rủi ro. Theo đó, các chuyên gia dự báo thuế chống bán phá giá tôm còn kéo dài.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch CTCP Thực phẩm Sao Ta cho biết, doanh nghiệp Việt cần cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng không quá lớn so với tốc độ phát triển của ngành đồng thời cần tìm cách đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tăng phân phối tại thị trường nội địa,
Nếu không thì rủi ro về bị áp thuế có thể xảy ra bất cứ lúc nào, từ chính phủ Mỹ hoặc nguyên đơn. Điều này đòi hỏi sự chia sẻ quyền lợi chung, không thể vì lợi ích ngắn hạn làm ảnh hưởng toàn ngành.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ cuối tháng 7, với các yếu tố về nguồn cung và thuế thấp, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm dự kiến tăng so với những tháng đầu năm.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng không cao do đồng USD vẫn cao và các nhà xuất khẩu Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường này.
Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ cả năm đạt 638 triệu USD, giảm 40% so với năm 2014.
Tính đến 15/7, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 284,6 triệu USD, giảm 50,8% so với cùng kì năm 2014, mức giảm mạnh nhất trong số ba thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.
Nguyên nhân là nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá xuất khẩu giảm và đồng USD tăng giá.
Giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ đã bị giảm 1,5-2 USD/kg so với cùng kì năm ngoái mà vẫn cao hơn tôm Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan 1,5-2 USD/kg.
Mỹ là thị trường đứng đầu, chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam nhưng lại sụt giảm mạnh nhất.