|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ dự báo khó tăng trưởng trong ngắn hạn

13:48 | 10/01/2019
Chia sẻ
Hai khả năng có thể giúp thúc đẩy xuất khẩu tôm sang Mỹ: Một là nhu cầu tăng, hai là tồn kho giảm. Ấn Độ có thể tiếp tục đối mặt với giá giảm do Mỹ tìm các nhà cung cấp khác thay thế, cho đến khi giá giảm xuống ngưỡng nào đó đủ hấp dẫn để Mỹ quay lại thị trường này.

Theo Undercurrentnews, xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ có thể chững lại và khó tăng trưởng đột phá trong ngắn hạn do tồn kho thị trường này cao và chịu áp lực cạnh tranh từ các nước khác.

Theo báo cáo của Cơ quan Xếp hạng Tín dụng và Thông tin Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng hàng năm kép trong năm 2019 có thể giảm xuống còn 7 - 10%, từ mức 17% trong giai đoạn 2013 - 2017.

xuat khau tom an do sang my du bao kho tang truong trong ngan han
Xuất khẩu tôm Ấn Độ sang Mỹ dự báo khó tăng trưởng trong ngắn hạn

Trước đó, tại một cuộc họp diễn hồi tháng 12/2018, Giám đốc điều hành công ty đóng gói và xuất khẩu tôm Ấn Độ Apex Frozen Foods, ông Karuturi Subrahmanya Chowdary kì vọng tốc độ tiêu thụ ở thị trường Mỹ sẽ tăng trưởng trong đầu năm 2019 sau khi chững lại vào năm 2018.

Tuy nhiên, ông Steven Brunell, người phụ trách nhập khẩu thủy sản cho công ty Quaker Valley Foods (Mỹ) cho biết: “Ấn Độ đang cố gắng tăng cường xuất hàng cho chúng tôi nhưng điều này dường như là không thể.

Hiện tồn kho vẫn còn nhiều và thị trường vẫn chưa có dấu hiệu tích cực. Nói cách khác, nhu cầu tôm đang rất thấp. Trong khi đó, lượng tôm không đạt kích cỡ như yêu cầu còn cao”.

Trong khi đó, ông Steven Brunell cho biết tình trạng xuất khẩu tôm lậu sang Mỹ vẫn diễn ra trong năm 2018.

Ông cho rằng chỉ có hai khả năng có thể giúp thúc đẩy xuất khẩu tôm sang Mỹ: Một là nhu cầu tăng, hai là tồn kho giảm. Ấn Độ có thể tiếp tục đối mặt với giá tôm giảm do Mỹ tìm các nhà cung cấp khác thay thế, cho đến khi giá giảm xuống ngưỡng nào đó đủ hấp dẫn để Mỹ quay lại thị trường này.

Một quan sát viên cho biết nhập khẩu tôm của Mỹ từ Ecuador và Trung Quốc đã tăng lên trong năm 2018. Do đó, việc Ấn Độ có thể bị đánh mất thị phần trên thị trường Mỹ hay không vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ.


Đức Quỳnh

M&A bất động sản một thập kỷ nhìn lại
Trong 10 năm qua, thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động và có sự phát triển đáng chú ý. Các thương vụ M&A chủ yếu tập trung vào các phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại các thành phố trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.