|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu thủy sản vượt vũ môn: Bài 1: Đối mặt nhiều thách thức

14:32 | 17/12/2017
Chia sẻ
Thủy sản là một trong 9 mặt hàng đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý để mở rộng thị trường, quảng bá đến người tiêu dùng khắp thế giới.
xuat khau thuy san vuot vu mon bai 1 doi mat nhieu thach thuc Siết chặt khai thác thủy sản
xuat khau thuy san vuot vu mon bai 1 doi mat nhieu thach thuc BVSC: Tăng sở hữu Thực phẩm Sao Ta, năm 2017 Thủy sản Bến Tre lãi khoảng 35 tỷ đồng

Thế nhưng, nhìn lại trong năm 2017, ngành thủy sản đã gồng mình chống chọi với nhiều rào cản thương mại và các tiêu chí bảo vệ môi trường, chủng loài của các thị trường nhập khẩu... Thế nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã vượt "vũ môn" để về đích. Phải nói rằng trong 1 năm qua, ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đối diện với không ít khó khăn. Đó là sự cạnh tranh nguyên liệu tôm từ nước ngoài như: Ecuador, Ấn Độ, cũng như nguồn tôm, cá tuyết, cá nheo nguyên liệu của Mỹ, đến các rào cản kỹ thuật của các nhà nhập khẩu, việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong quá trình đánh bắt, khai thác.

xuat khau thuy san vuot vu mon bai 1 doi mat nhieu thach thuc
Công ty TNHH Hải Nguyên thu mua cá ngừ đại dương để chế biến xuất khẩu. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Từ nguyên liệu thiếu ổn định

Trong nhiều năm qua, ngành thuỷ sản Việt Nam như tôm, cá tra, cá ngừ… luôn phải đối mặt với những khó khăn về nguyên liệu. Điển hình như ngành tôm đã phải ứng phó với nguồn nguyên liệu chất lượng cao luôn thiếu hụt, kích cỡ đáp ứng được yêu cầu của nhà tiêu dùng không nhiều, điều này dẫn đến có nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu tôm nước ngoài phục vụ cho chế biến. Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, hiện nay người tiêu dùng châu Âu, Australia, Mỹ,… có xu hướng ăn tôm với kích cỡ từ 50 con - 70 con/kg. Nhưng hầu hết người nuôi tôm Việt Nam đều thu hoạch tôm kích cỡ khoảng 35 con - 40 con/kg. Mặc dù cũng có nhiều doanh nghiệp thu mua tôm nguyên liệu ở cỡ này để xuất khẩu sang thị trường khác, nhưng thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam vốn đa dạng. Vì vậy, nguồn nguyên liệu tôm cũng phải đa dạng mới có thể đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Không riêng con tôm, với nguồn nguyên liệu cá tra phục vụ cho chế biến và xuất khẩu cũng không ổn định. Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam, kể từ khi con cá tra nguyên liệu được thu mua với giá thấp ( năm 2015 - 2016), thì nhiều hộ nông dân nuôi cá tra đã phải treo ao hoặc thu hẹp sản xuất, chỉ liên kết nuôi gia công theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Điều này đã dẫn đến nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu khan hiếm, thiếu hụt.

Có thời điểm giá cá tra nguyên liệu tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng cao (giữa 2017 đến nay) nhưng người nuôi cũng không đủ nguồn cá để cung cấp; đồng thời, khi đối mặt với những yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu, nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn ASC, BAP, HACCP và những yêu cầu khác theo đạo luật Farmbill của Mỹ cũng không nhiều như thị trường mong đợi.

Nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản cũng đã gập khó khăn khi nguyên liệu cá ngừ, nhuyễn thể hai mảnh vỏ như nghêu, sò huyết được chứng nhận MSC lại không đủ phục vụ cho chế biến. Đối với sản phẩm cá ngừ, do điều kiện đầu tư tàu công suất lớn không nhiều, hầu hết ngư dân chỉ sử dụng tàu nhỏ để đánh bắt, khai thác, làm cho nguyên liệu không được bảo quản tốt, ảnh hưởng đến quá trình chế biến đáp ứng đơn hàng.

… Đến nhà nhập khẩu yêu cầu nhiều tiêu chuẩn

xuat khau thuy san vuot vu mon bai 1 doi mat nhieu thach thuc
Chế biến cá ngừ đại dương xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Ngay từ đầu năm 2017, con tôm Việt Nam gặp khó khăn chính từ thị trường Australia vì Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia ban bố lệnh cấm nhập khẩu tôm chưa nấu chín vào Australia. Với lệnh cấm kéo dài trong 6 tháng đầu năm đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu tôm. Cho đến khi lệnh cấm này được dỡ bỏ và có hiệu lực từ ngày 6/7/2017 thì việc xuất khẩu tôm vào Australia mới được khởi sắc trở lại.

Không những vậy, ngành cá tra cũng phải đối mặt với thuế chống bán phá giá của Mỹ. Mỹ là thị trường chiếm 20% giá trị xuất khẩu của cá tra Việt Nam, nhưng cũng là nơi có khả năng sản xuất cá da trơn tương tự như cá tra là cá nheo và cá tuyết. Điều này làm cho nông dân Mỹ cạnh tranh mạnh với cá tra Việt Nam, đã buộc Bộ Nông nghiệp Mỹ phải lập rào cản kỹ thuật và rào cản thương mại đối với các thị trường nhập khẩu, đặc biệt là cá tra của Việt Nam.

Tương tự vậy, tại thị trường châu Âu, hình ảnh con cá tra Việt Nam bị giới truyền thông của các nước EU "bôi nhọ", khiến cho người tiêu dùng châu Âu dè chừng hơn với con cá tra nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó, thị trường giảm mạnh nhất là Tây Ban Nha. Theo thông tin từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, thậm chí nhiều hệ thống siêu thị tại Tây Ban Nha còn gỡ bỏ toàn bộ sản phẩm cá tra Việt Nam ra khỏi kệ trong siêu thị. Điều này làm cho sản lượng cá tra xuất khẩu sang đất nước này giảm 70%, một con số gây bất ngờ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Và gần đây nhất là quyết định chống khai thác bất hợp pháp từ thị trường châu Âu đối với các sản phẩm thuỷ sản khai thác, đánh bắt từ Việt Nam. Quyết định nặng nhất là châu Âu đã áp dụng “thẻ vàng” đối với thuỷ Sản Việt Nam, kiểm tra gắt gao truy xuất nguồn gốc đối với hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam và chưa biết đến khi nào mới được gỡ bỏ. Song song đó là quy định chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp từ Mỹ sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2018.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, từ khi Hội đồng châu Âu quyết định thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác, đánh bắt và thu mua của các tàu cá Việt Nam chỉ vỏn vẹn trong 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 10/2017. Đây là một khoảng thời gian rất ngắn để cho cả doanh nghiệp và ngư dân phải chuẩn bị toàn bộ các thiết bị, hệ thống khai thác, chứng nhận khai thác, thông tin cụ thể của sản phẩm. Bởi, ngoài việc thu mua nguyên liệu khai thác từ các tàu công suất lớn được cấp chứng nhận hoạt động thì các doanh nghiệp cũng phải thu mua nguyên liệu từ các đầu nậu thu gom từ các tàu nhỏ, không được cấp chứng nhận hoạt động.

Khi các lô hàng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, châu Âu mà gặp trở ngại, thì người chịu thiệt hại đầu tiên chính là các doanh nghiệp, sau đó kéo theo người sản xuất, đánh bắt, khai thác và hệ lụy sau cùng là nguồn kim ngạch xuất khẩu sụt giảm. Do đó, những rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn môi trường đã gây thiệt hại không ít cho ngành chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hải Vương (Khánh Hòa) chia sẻ.

Trước những thách thức kể trên trong 1 năm qua, cả cộng đồng doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã phải đoàn kết để tìm hướng đi, chinh phục thị trường cho từng ngành hàng cụ thể.

Hồng Nhung