|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu rau quả tháng 7 giảm gần 28%

20:06 | 19/08/2019
Chia sẻ
Trong tháng 7, xuất khẩu rau quả giảm mạnh xuống hơn 247 triệu USD do ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang gây tâm lý lo ngại cho hoạt động thương mại và đầu tư.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 7 xuất khẩu hàng rau quả đạt 247,3 triệu USD, giảm mạnh gần 28% so với cùng năm 2018.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hàng rau quả đạt 2,3 tỉ USD, giảm gần 2% so với cùng năm 2018.

Xuất khẩu hàng rau quả những tháng cuối năm 2019 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn như kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang gây tâm lí lo ngại cho hoạt động thương mại và đầu tư. 

Ngoài ra, nhiều thị trường tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường khắt khe như Uỷ ban châu Âu xiết chặt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản nhập khẩu, nhiều thị trường ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc… 

Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng hàng rau quả vẫn còn nhiều cơ hội xuất khẩu trong thời gian tới, khi hiệp định EVFTA được thực thi và CPTPP đã có hiệu lực sẽ mang lại những thuận lợi nhất định, tạo điều kiện cho hàng rau quả Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới. 

Cục Xuất nhập khẩu cho rằng để tận dụng được ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu về qui tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kĩ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm… 

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2019 với trị giá 1,6 tỉ USD, giảm 8,1% so với cùng năm 2018. 

Ảnh chụp Màn hình 2019-08-19 lúc 17

Nguồn: Cục Xuất nhập khẩu tổng hợp

Trong khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm, xuất khẩu hàng rau quả sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Đài Loan, Hong Kong và Australia tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2019.

Đức Quỳnh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.