|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu nhiều nhưng thương hiệu nông sản, thực phẩm Việt vẫn mờ nhạt

19:59 | 09/06/2017
Chia sẻ
Việc xây dựng thương hiệu cho ngành hàng nông sản, thực phẩm thời gian qua còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu.

Nông sản, thực phẩm là những ngành hàng có tiềm năng to lớn của Việt Nam và cần có chiến lược xây dựng thương hiệu cho ngành hàng này để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế và tăng giá trị xuất khẩu. Nhận định này được đưa ra tại Hội thảo “Xây dựng chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam" do Bộ Công Thương phối hợp với Dự án hỗ trợ chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (Mutrap) tổ chức hôm nay (9/6), tại Hà Nội.

Mặc dù có kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm, nhưng thời gian qua, xây dựng thương hiệu cho ngành hàng nông sản, thực phẩm còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu.

xuat khau nhieu nhung thuong hieu nong san thuc pham viet van mo nhat
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại tại Hội thảo “Xây dựng chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam".

Theo ông Leon Trujilo, chuyên gia thương hiệu của Tổ chức Hỗ trợ Nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI), Việt Nam là nước cung cấp hàng đầu nhiều loại nông sản, thực phẩm cho thế giới, nhưng thực tế nhiều người tiêu dùng thế giới chưa biết đến các thương hiệu nông sản, thực phẩm của Việt Nam, chưa biết đến Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về các ngành hàng này.

So với nhiều nước có thế mạnh xuất khẩu nông sản, thực phẩm, thì Việt Nam vẫn còn chậm trễ trong việc tạo dựng thương hiệu. Do vậy, cần phải có chiến lược là xây dựng thương hiệu và truyền thông thương hiệu mạnh mẽ cho toàn ngành, để bắt kịp với các nước và có khả năng cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu.

“Việt Nam có nhiều lợi thế để quảng bá các sản phẩm nông sản, thực phẩm. Việt Nam đã được ghi nhận trên thị trường quốc tế nhưng chưa mạnh. Đây là thời điểm tốt bắt tay vào xây dựng thương hiệu thực phẩm. Thương hiệu thực phẩm là công cụ hữu ích để đạt được mục tiêu gia tăng xuất khẩu và càng có nhiều doanh nghiệp tham gia thì càng việc xây dựng thương hiệu càng mạnh và hiệu quả”, ông Leon Trujilo nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu nói chung và thương hiệu ngành nông sản thực phẩm nói riêng đang giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ.

Theo định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu các ngành hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu và khả năng cạnh tranh thời gian tới, các bộ ngành sẽ tập trung đề cao các giá trị liên quan trực tiếp tới ngành thực phẩm Việt Nam, đồng thời thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng bá để làm nổi bật thêm hình ảnh thương hiệu sản phẩm, hướng tới việc hỗ trợ phát triển xuất khẩu bền vững cho ngành thực phẩm Việt Nam.

Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam với sự phối hợp của các đối tác trong và ngoài nước khởi động từ năm 2014, đến nay đã cơ bản hoàn thiện phương án định vị thương hiệu, cấu trúc thương hiệu và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cho ngành thực phẩm Việt Nam. Chương trình đã đề xuất phương án định vị thương hiệu “Việt Nam – Giỏ thực phẩm của thế giới”.

Thực tế, thời gian qua, nhiều địa phương, hiệp hội, ngành hàng cùng các doanh nghiệp cũng đã bắt tay vào xây dựng thương hiệu riêng cho ngành hàng của mình. Theo bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu nông sản, thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc thiết kế logo hay khẩu hiệu, mà quan trọng là cần làm cho người tiêu dùng hiểu hơn về đất nước sản xuất ra sản phẩm đó và chuỗi giá trị bền vững, trong đó có những cam kết về chất lượng. Đây là điểm cốt lõi khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế.

“Thương hiệu Việt Nam - giỏ thực phẩm thế giới là thương hiệu chung bao trùm lên nhiều ngành bên dưới. Việc xây dựng thương hiệu quốc gia cùng với xây dựng thương hiệu các ngành nhỏ phía dưới sẽ, làm mạnh thêm từng ngành. Ngành thủy sản đang có kế hoạch xây dựng thương hiệu cá tra và tôm là 2 sản phẩm chủ lực của thủy sản. Để thương hiệu quốc gia phát triển được thì cần cam kết mạnh mẽ của các bên tham gia vào chuỗi giá trị từ Chính phủ cho đến các doanh nghiệp thì mới đưa thương hiệu tỏa sáng trên thị trương thế giới”, bà Lan cho biết.

Dự kiến Chương trình xây dựng thương hiệu thực phẩm Việt Nam sẽ công bố báo cáo chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam vào Quý III/2017. Giai đoạn 4 (2018-2020) chương trình sẽ thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh ngành hàng thực phẩm Việt Nam thông qua truyền thông và xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, góp phần tăng cường công tác xúc tiến thương mại và hỗ trợ xuất khẩu cho ngành thực phẩm đầy tiềm năng của Việt Nam.

xuat khau nhieu nhung thuong hieu nong san thuc pham viet van mo nhat Giá gạo xuất khẩu Thái Lan và Việt Nam lập đỉnh nhờ nhu cầu tăng mạnh

Giá gạo tại Thái Lan đã chạm mức cao nhất trong gần 4 năm qua trong khi giá gạo của Việt Nam cũng có mức ...

xuat khau nhieu nhung thuong hieu nong san thuc pham viet van mo nhat GDP của Nhật Bản điều chỉnh giảm trong quý I vì xuất khẩu yếu

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tháng 1 – 3 của quốc gia này bị điều chỉnh ...

xuat khau nhieu nhung thuong hieu nong san thuc pham viet van mo nhat Sức ép với dệt may xuất khẩu

Trong 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đã đạt hơn 9,4 tỷ USD, tăng 10% so cùng kỳ năm ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Việt Hà

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.