|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

GDP của Nhật Bản điều chỉnh giảm trong quý I vì xuất khẩu yếu

11:56 | 08/06/2017
Chia sẻ
Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tháng 1 – 3 của quốc gia này bị điều chỉnh giảm mạnh so với ước tính ban đầu vì lượng hàng hóa tồn kho giảm, nhấn mạnh đến sự phát triển yếu của hoạt động xuất khẩu.
gdp cua nhat ban dieu chinh giam trong quy i vi xuat khau yeu
(Nguồn:CNBC)

Số liệu từ Văn phòng Nội các công bố hôm thứ Năm (8/1) chỉ ra nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tăng trưởng với tốc độ 1% trong quý I, thấp hơn một nửa ước tính trước đó là sẽ đạt 2,2%. Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do Reuters thăm dò trước đó là 2,4%.

Báo cáo cũng gợi ý rằng tốc độ tăng trưởng liên tục trong quý này là nhờ xuất khẩu bền vững và sản lượng sản xuất, mặc dù tăng trưởng lương và chi tiêu gia đình vẫn ở mức thấp.

Số liệu GDP thấp hơn kỳ vọng sẽ khiến ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) lo lắng, vì họ được kỳ vọng sẽ không thay đổi lập trường của mình về tỷ lệ lãi suất trong buổi họp diễn ra vào ngày 15-16/6. Nhiều nhà kinh tế học tham gia vào cuộc thăm dò của Reuters cuối tháng trước nhận định, hành động tiếp theo của BOJ là gỡ bỏ chính sách kích thích kinh tế.

Các chuyên gia phân tích cho biết, để duy trì tăng trưởng kinh tế, sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu phải lan sang cả nhu cầu nội địa, đặc biệt là khi rủi ro về sự đi xuống của nền kinh tế các nước trên thế giới đang tăng lên, cụ thể như nền kinh tế Mỹ. Một số chuyên gia nhận định kinh tế Mỹ đang ở giai đoạn cuối cùng của sự phát triển.

Trong quý I, kinh tế Nhật Bản tăng ở mức điều chỉnh 0,3%, so với ước tính trung bình ban đầu là tăng 0,6%. Chi phí vốn, nhân tố chính của GDP, tăng 0,6 % so với ước tính trước đó là tăng 0,2%.

Tiêu dùng cá nhân, chiếm 60% hoạt động của nền kinh tế, tăng 0,3%, thấp hơn so với dự báo trước đó là tăng 0,4%. Chi trả tiền lương và chi tiêu tiêu dùng đã giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát, đặt ra một thách thức lớn cho BOJ trong việc đạt được lạm phát mục tiêu 2% thông qua chương trình mua lại một lượng lớn trái phiếu.

Cùng với đó, nhu cầu nội địa đóng góp 0,1% cho tăng trưởng kinh tế, so với mức kỷ lục được ghi nhận trước đó là 0,4%. Xuất khẩu ròng tăng 0,1%, không khác biệt so với dự báo ban đầu.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lyly Cao

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.