Cục Xuất nhập khẩu nhận định trong những tháng gần đây, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đang dần khởi sắc trở lại, tuy nhiên đà phục hồi vẫn còn chậm và khó cán đích 17,5 tỷ USD đặt ra trong năm nay.
Bộ Công Thương yêu cầu ngừng tạm nhập, tái xuất gỗ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia nhằm hạn chế tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ bất hợp pháp qua biên giới.
Ngành công nghiệp gỗ tại Bình Dương đang phục hồi tích cực, với nhiều doanh nghiệp báo cáo về sự tăng lượng đơn hàng và việc làm. Điều này là kết quả của sự hồi phục trong thị trường xuất khẩu nội thất và sự chủ động của các doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ, chiến lược tiếp thị.
10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,8 tỷ USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022. Các chuyên gia cho rằng ngành lâm sản khó đạt được kế hoạch 17,5 tỷ USD, dự kiến về đích ở mức dưới 14 tỷ USD.
Cơ quan của Bộ Công Thương ước tính kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2023 chỉ đạt khoảng 13,6-14 tỷ USD, giảm 11-14% so với năm 2022 do kinh tế toàn cầu phục hồi chậm.
Ông Thang Văn Thông, Phó Chi hội trưởng Chi hội Dăm gỗ Việt Nam cho biết các doanh nghiệp ngành gỗ đã được hoàn 2.000 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng (VAT), chiếm 1/3 trong tổng số thuế chờ hoàn.
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Mỹ trong hai tháng gần đây đã có sự phục hồi, khi mức giảm ngày càng thu hẹp so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, hàng tồn kho ở Mỹ được dự báo về 0% vào cuối năm, đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp gỗ Việt gia tăng xuất khẩu.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết sự sụt giảm ở thị trường truyền thống buộc doanh nghiệp ngành gỗ phải tìm kiếm thị trường mới như Ấn Độ, Trung Đông… và đã đạt được kết quả tích cực.
Theo dự báo của các công ty chứng khoán, VN-Index có thể sẽ tiếp tục biến động quanh đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.267 điểm) trong phiên kế tiếp. Đồng thời, nếu VN-Index vượt được mức 1.271 điểm trong phiên kế tiếp thì đà tăng có thể sẽ tiếp diễn.