|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu giúp ngành đường Thái Lan tránh được thuế đồ uống

12:46 | 15/03/2018
Chia sẻ
Ngành công nghiệp đường khổng lồ của Thái Lan trở nên khá yên ắng sau khi quốc gia Đông Nam Á giới thiệu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường 6 tháng trước, đặt cược một thị trường xuất khẩu mạnh mẽ sẽ bù đắp cho bất kỳ sự sụt giảm nào về nhu cầu tại thị trường nội địa.
xuat khau giup nganh duong thai lan tranh duoc thue do uong 'Đắng nghét' mùa mía đường
xuat khau giup nganh duong thai lan tranh duoc thue do uong Ngành đường: không thể mãi 'giải cứu' kiểu tình thế

Các thuế suất áp lên đồ uống có đường bắt đầu tăng lên vào cuối tháng 9 năm ngoái, và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Điều này biến Thái Lan trở thành nước đầu tiên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á triển khai biện pháp chống lại bệnh béo phì do Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) phát động.

Tuy nhiên, Thái Lan không phải là người lãnh đạo vững chắc ở mặt trận này, khi sản xuất tới 11,23 triệu tấn đường trong năm tài khóa 2017, theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, đưa quốc gia này trở thành nhà sản xuất đường lớn thứ 3 thế giới sau Brazil và Ấn Độ.

Điều đáng ngạc nhiên là thay vì biểu tình phản đối việc tăng thuế như được dự báo, các nhà sản xuất đường của Thái Lan hầu như đều giữ im lặng kể từ tháng 9. Một lượng lớn các nhóm ngành công nghiệp đường của Thái Lan cũng không đưa ra một tuyên bố phản đối nào nào.

“Chính phủ có lẽ sẽ không lắng nghe”, Ông Rangsit Hiangrat, Tổng giám đốc Thai Sugar Millers cho biết.

xuat khau giup nganh duong thai lan tranh duoc thue do uong
Thái Lan bắt đầu tăng thuế đồ uống có đừa từ năm ngoái để giảm tỷ lệ béo phì. Ảnh: Nikkei.

Trong khi đó, mức thuế suất tương tự áp dụng ở những thị trường khác phải đối mặt với sự phản đối kịch liệt hơn. Ngành công nghiệp nước giải khát của Philippines đã đấu tranh rất nhiều khi đồ uống có đường bị áp thuế hồi tháng 1, cảnh báo rằng quy định này sẽ tác động mạnh đến việc tiêu thụ. Tại Việt Nam, các nhóm kinh tế đã liên kết với nhau để phản đối biện pháp tương tự được dự kiến sẽ đưa vào luật năm 2019. Còn tại Australia, chỉ cần một báo cáo đề xuất áp thuế đường cho ngành công nghiệp nước giải khát có thể bị coi là một biện pháp "phân biệt đối xử".

Theo Nikkei, phản ứng lạc quan của các nhà sản xuất Thái Lan có thể là nhờ đóng góp từ phía chính trị. “Bạn không thể biểu tình mạnh mẽ chống lại quyết định của chính phủ”, một nhà báo tại Thái Lan cho biết.

Mặt khác, ngành đường của Thái Lan có thể không phải đối mặt với bất kỳ khó khăn cụ thể nào nếu thị trường đồ ngọt nội địa bị thu hẹp. Quốc gia này hiện tiêu thụ khoảng 2,65 triệu tấn đường hàng năm, nghĩa là 3/4 lượng đường sản xuất được mang đi xuất khẩu. Trên thế giới, lượng đường tiêu thụ đang tăng một cách ổn định, cung cấp một thị trường sẵn sàng đối với bất kỳ nhà sản xuất nào không thể bán tại quê nhà.

Hơn thế nữa, nhu cầu đường của Thái Lan dường như không giảm trong suốt 6 tháng qua.

“Chúng tôi không nhận thấy nhu cầu từ các nhà sản xuất đồ uống sụt giảm trong thời gian này”, một chi nhánh của công ty Mitsui & Co tại Thái Lan cho biết.

Tổ chức WTO kêu gọi các thành viên đánh thuế đối với đồ uống có đường vào năm 2016, lưu ý trong một báo cáo rằng việc tăng giá của những đồ uống này thêm 20% có thể giảm lượng tiêu thụ ở mức tương đương. Tổ chức cho biết, giảm lượng đường giúp giảm tình trạng béo phì, đái tháo đường và sâu răng, và do đó làm giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ.

Tiêu thụ đồ uống có đường và bệnh béo phì đều đang gia tăng ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, thói quen ăn uống khó có thể thay đổi tại khu vực yêu đồ ngọt chỉ bằng một thuế suất đơn giản. Trả lời phỏng vấn, một nhân viên văn phòng 37 tuổi, cho biết cô uống một lon cà phê với kem và đường mỗi buổi sáng, cùng với một đồ uống có đường khác vào mỗi buổi chiều.

"Dù giá tăng lên một chút, tôi sẽ tiếp tục mua chúng. Đằng nào giá cũng tăng rồi", cô nói.

Ngoài ra, sự tiêu thụ đường cũng không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến béo phì, ngành công nghiệp tranh luận.

"Ăn quá nhiều bất cứ thứ gì đều có hại cho sức khoẻ của bạn. Đưa năng lượng vào giáo dục chế độ ăn uống có hiệu quả hơn trong việc chống béo phì, thay vì đánh thuế đường", ông Rangsit cho biết.

Trong khi chính phủ có khả năng sẽ tăng doanh thu từ việc thuế leo thang, để đạt được các kết quả sức khoẻ có thể là một cuộc chiến kéo dài.

Lyly Cao