Mặc dù COVID-19 đang gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp dệt may tuy nhiên các chuyên gia VDSC vẫn cho rằng ngành hàng này sẽ sớm thích ứng xu hướng hậu dịch bệnh để lấy lại đà tăng trưởng.
Năm 2020, xuất khẩu dệt may lần đầu tiên sụt giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên, nước sang năm 2021, ngành hàng đã nhanh chóng phục hồi với những con số tăng trưởng tại các doanh nghiệp trong những tháng đầu năm.
Hàng dệt và may mặc tăng hơn 14%; giày dép các loại tăng 27,7%; vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 86,7%; xơ, sợi dệt các loại tăng 62,8% so với 7 tháng năm 2020.
Kể từ khi các tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách xã hội đã có đến 97% doanh nghiệp dệt may phải đóng cửa vì không thể vừa sản xuất vừa chống dịch. Điều này trở thành thách thức lớn cho doanh nghiệp khi đã nhận được đơn hàng nhưng không thể thực hiện.
Hầu hết các doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến hết tháng 6, một số doanh nghiệp có đơn hàng đến hết năm. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng mạnh đơn hàng là sự chuyển dịch đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam.
VITAS dự báo xuất khẩu dệt may năm 2021 có thể phục hồi về mức năm 2019, đạt 39 tỷ USD, tương đương với mức tăng trưởng 10,6% so với cùng kỳ. Và thực tế, kết quả đạt được trong những tháng đầu năm đã cho thấy những điểm sáng tích cực của ngành hàng.
Tính chung 5 tháng, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng hơn 8% so với cùng kỳ; ngành sản xuất trang phục tăng hơn 9%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 12%.
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đang phục hồi theo nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh của Mỹ và EU. Bên cạnh đó, khó khăn của ngành dệt may Myanmar được cho là cơ hội để Việt Nam tăng thị phần tại thị trường EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các công ty dệt may lớn như Sợi Thế Kỷ, May Sông Hồng, Thành Công,… đang có kế hoạch xây dựng các nhà máy mới hoặc nâng cấp công suất nhằm nắm bắt các cơ hội từ hiệp định EVFTA và RCEP.
Tại thị trường Mỹ, dệt may Việt Nam tiếp tục giành được thị phần từ Trung Quốc, khi thị phần của Trung Quốc giảm từ 28,5% trong tháng 12/2020 xuống 23,6% trong tháng 3/2021. Thị phần của Việt Nam tăng từ 12,7% lên 15,6% so với cùng kỳ.
Theo số liệu của VDSC, Trung Quốc tiếp tục mất thị phần, từ 33% năm 2019 xuống còn 28% năm 2020 trong khi Việt Nam có mức tăng thị phần mạnh nhất trong số những nhà cung cấp dệt may hàng đầu cho Mỹ, từ 13% lên 15%.
Theo Bộ Công Thương dù dịch bệnh vẫn còn, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp đã tìm ra được hướng đi phù hợp, thị trường dệt may, da giày thế giới đã dần sôi động trở lại.
Hạ viện và Thượng viện Mỹ đều đã thông qua dự luật ngân sách tạm thời nhằm ngăn chính phủ đóng cửa. Dự luật chỉ còn chờ chữ ký của Tổng thống Joe Biden để chính thức trở thành luật.