|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh sáng 12/1: Thẩm vấn các bị cáo liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ tại BIDV

06:52 | 12/01/2018
Chia sẻ
Trong phiên tòa sáng 12/1, HĐXX sẽ thẩm vấn Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc sử dụng tiền gửi của VNCB tại BIDV bão lãnh và trả mợ thay cho 12 công ty của mình vay vốn.

xet xu pham cong danh sang 121 tham van cac bi cao lien quan den khoan vay 4700 ty tai bidv

Xét xử Phạm Công Danh chiều 11/1: Tại sao vay tới 4.700 tỷ đồng trong khi chỉ cần 4.500 tỷ đồng để đảm bảo VNCB đủ vốn điều lệ?
xet xu pham cong danh sang 121 tham van cac bi cao lien quan den khoan vay 4700 ty tai bidv Giám định NHNN: 'Việc VNCB dùng tiền gửi để bảo lãnh cho các công ty là đúng quy định'

11h18: Kết thúc phiên xét xử buổi sáng, chiều bắt đầu làm việc lúc 14 giờ

11h: HĐXX kiểm tra hành vi của ban lãnh đạo hội sở BIDV

Ông Đoàn Ánh Sáng - đại diện BIDV cho biết thời điểm đó, ông Sáng làm Phó Tổng giám đốc BIDV. Ông Phạm Công Danh - Chủ tịch HĐQT VNCB đến BIDV Hà Nội gặp lãnh đạo BIDV Hội sở chính đặt vấn đề về việc Danh giới thiệu sang BIDV cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD).

Trường hợp khách hàng do VNCB giới thiệu không có đủ tài sản đảm bảo thì VNCB sẽ hỗ trợ dùng tài sản của mình đế cầm cố, thế chấp, đảm bảo khoản vay theo quy định của BIDV.

Ông cho biết chỉ gặp ông Danh và ông Mai trong các cuộc họp về gói 4 nhà chứ không hề có nhận đề nghị vay vốn. "Chúng tôi không cấp gói tín dụng 4.700 tỷ đồng cho ông Danh hay ông Mai" - ông Sáng nói.

Khi chủ tọa hỏi quy trình cho vay có phải là quy trình ngược theo quyết định 1627 hay không. Ông Sáng cho biết đây không phải quy trình ngược do khoản vay lớn nên phải gặp cán bộ lãnh đạo cấp trên. Trách nhiệm của ông là chưa kiểm soát được cấp dưới trong việc quản lý khoản vay.

10h35: Xét hỏi 12 giám đốc các công ty "bù nhìn"

Bị cáo Trần Hiệp - nguyên Thành viên HĐQT VNCB và Giám đốc Công ty TNHH MTV TMDV Phong Diệp

xet xu pham cong danh sang 121 tham van cac bi cao lien quan den khoan vay 4700 ty tai bidv
Ông Trần Hiệp tại phiên toà (Ảnh: PV)

Bị cáo Hiệp khai trước đó là nhân viên bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo đã ký hợp đồng tín dụng với chi nhánh BIDV Gia định nhưng không xem nội dung. Ông Hiệp nhận thấy đây là sai sót chủ quan, ông không sử dụng khoản vay 430 tỷ đồng và được biết Tập đoàn Thiên Thanh đã trả lại BIDV.

HĐXX cho biết khi ký văn bản mà không biết mình ký gì là trách nhiệm của bị cáo. Ông Hiệp nhận thức được hành vi của mình là sai nhưng không nghĩ là với việc làm như vây gây ra hậu quả cho VNCB.

Giám đốc các Công ty của Phạm Công Danh đã thực hiện các hành vi: ký các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc vay tiền tại BIDV; ký các họp đồng tín dụng, họp đồng cầm cố tài sản; ký các chứng từ nhận tiền vay, chuyển tiền đến tài khoản theo chỉ đạo, tạo điều kiện cho Phạm Công Danh có được tiền vay và bỏ mặc cho Phạm Công Danh sử dụng tiền đó, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho VNCB.

Tuy nhiên, họ đều là những nhân viên dưới quyền hoặc người thân với Phạm Công Danh và được nhờ đứng tên làm Giám đốc công ty, được trả lương từ 5 triệu đến 10 triệu/tháng; họ không có vốn góp, không điều hành công ty, không quản lý bất cứ tài sản, đồ vật gì của công ty và các công ty của họ không hoạt động kinh doanh gì; họ chỉ ký các hồ sơ, thủ tục, chứng từ đã được lập sẵn và do nhân viên Tổ tài chính đưa cho, không biết gì về nội dung mà mình ký, không được sử dụng tiền vay.

Trong quá trình xét hỏi, Trầm bê được đưa ra ngoài chăm sóc y tế.

Bị cáo Cao Phước Nhàn, Giám đốc Công ty TNHH MTV TMDVXD Phước Đại.

Ông Nhàn khai các hành vi nếu trong cáo trạng là đúng nhưng ông không được hưởng lợi trong việc này.

10h15: Phạm Công Danh: VNCB không có nguyện vọng tăng vốn

Bị cáo Danh xác nhận lời khai của ông Mai, Khương, Viễn là đúng, tuy nhiên bị cáo muốn nêu thêm lý do tăng vốn điều lệ của VNCB. Bị cáo Danh nhận sai trong hành vi nhưng do có nguyên nhân, bối cảnh mới phải làm.

Ông cho biết VNCB không có nguyên vọng tăng vốn mà đây là yêu cầu của NHNN. Do vướng hạn mức tín dụng, tăng trưởng tín dụng, NHNN yêu cầu không được giảm mà phải tăng vốn. Tại cuộc họp, NHNN phía Nam có lãnh đạo cơ quan lãnh đạo thanh tra NN. Cụ thể là ông Thảo; giám đốc NHNN tình Long An; các Thành viên HĐQT của VNCB.

Bị cáo Phan Thành Mai cho biết, trong cuộc họp, anh Danh xin NHNN chia nhỏ 4.500 tỷ đồng thành nhiều giai đoạn. Nhưng NHNN vẫn bắt buộc tăng vốn, việc tăng vốn nằm trong cơ cấu tái cơ cấu của VNCB. Sau cuộc họp đó, không có văn bản triển khai.

Bị cáo Danh nói "Nếu như NHNN không thúc ép thì chúng tôi thực hiện hành vi sai trái này. Nếu nói về lý thì chúng tôi sai, kinh mong HĐXX xem lại bối cảnh, hoàn cảnh"

HĐXX mời bị cáo Danh về chỗ ngồi, sau đó cho phép bị cáo Danh và Hà ra chăm sóc ý tế trong lúc HĐXX đang thẩm vấn bị cáo Trần Hiệp.

9h40: Phiên toà nghỉ giải lao

9h20: Xét hỏi ba cán bộ BIDV Chi nhánh Gia Định

xet xu pham cong danh sang 121 tham van cac bi cao lien quan den khoan vay 4700 ty tai bidv
Bị cáo Hoàng Long Hà tại phiên toà (Ảnh: PV)

Bị cáo Hoàng Long Hà, nguyên Phó giám đốc BIDV Chi nhánh Gia Định, trong cáo trạng về cơ bản đồng ý nhưng bị cáo không xử lý hồ sơ. Riêng đối với Công ty Phong Hiệp chỉ giải ngân 115 tỷ đồng trong tổng số 325 tỷ đồng. Ông Hà Hà khai không biết Trần Hiệp - Giám đốc Công ty Phong Hiệp, đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị VNCB.

"Đây là sai sót của bị cáo, mong HĐXX xem xét, bị cáo không hề làm sai trái, đây chỉ là lỗi tác nghiệp" - ông Hà nói.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Trưởng phòng khách hàng 1, BIDV chi nhánh Gia Định.

Bị cáo Sơn cho biết mình chịu trách đề xuất và giải ngân nhưng không có vai trò quyết định. Bị cáo không phát hiện Trần Hiệp - Giám đốc Công ty Phong Hiệp, đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị VNCB.

Khi được tòa hỏi bị cáo có thực hiện đúng quy trình tín dụng hay không. Bị cáo cho biết thực hiện quy trình tín dung là đúng, bao gồm thẩm định hồ sơ khi cán bộ gửi lên. Bị cáo thừa nhận có sơ suất trong quá trình thẩm định khách hàng nhưng không tiếp xúc bên chỗ anh Danh, anh Mai của VNCB.

Ông Nguyễn Quốc Bảo - nguyên Chuyên viên Phòng khách hàng 1, BIDV chi nhánh Gia định

Bị cáo cho biết, giống như bị cáo Hà và Sơn cho rằng, hành vi của bị cáo không phải là cố ý làm trái mà chỉ là sai sót. Lý do chủ quan là do hồ sơ Hội sở đã kiểm tra nên bị cáo chỉ xem xét trên hồ sơ thẩm định. Bị cáo nhận thấy đã làm đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình nhưng trong quá trình thẩm định chưa có thẩm định thực tế, đây là sai sót.

9h10: Xét hỏi thêm các bị cáo

Bị cáo Nguyễn Quốc Viễn - Trưởng BKS VNCB thừa nhận lời khai của bị cáo Khương là đúng. Viễn khai có tham gia lập các hồ sơ vay vốn, nộp hồ sơ vay, ký các biên bản họp HĐQT VNCB.

Bị cáo Phan Minh Tùng - phụ trách Kế toán Tập đoàn Thiên Thanh cho rằng cáo trạng không đúng, việc làm giả báo cáo tài chính chỉ làm 1 lần.

8h50: HĐXX tiếp tục mời bị cáo Mai Hữu Khương - Thành viên HĐQT, Giám đốc khối kinh doanh VNCB

Bị cáo thừa nhận cáo trạng liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ đồng tại BIDV là chính xác. Khương nộp hồ sơ vay vốn của 6 công ty cho BIDV, Chi nhánh Sở Giao dịch 2 và Nam Sài Gòn; bị cáo Nguyễn Quốc Viễn nộp của 3 công ty cho BIDV, Chi nhánh Gia Định; bị cáo Kiên nộp của 3 Công ty cho BIDV, Chi nhánh Bến Thành.

Khương soạn thảo và ký các Biên bản họp HĐQT VNCB và các Nghị quyết HĐQT về việc đồng ý dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV để cầm cố bảo lãnh cho cho 12 công ty.

Bị cáo Khương khai trong việc lập hồ sơ vay, Khương cùng Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng lập hồ sơ vay vốn của 12 công ty gồm: Phương án vay, đề nghị vay; hợp đồng mua bán đầu vào - đầu ra do Khương, Viễn làm có sự hỗ trợ khi cần của Lưu Trung Kiên; Phan Minh Tùng lập hồ sơ tài chính của 12 Công ty vay (báo cáo tài chính, cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ.

Số tiền 4.700 tỷ đồng BIDV giải ngân cho vay chuyển khoản vào tài khoản 4 Công ty cung cấp VLXD. Bị cáo khẳng định chủ trương cho vay mua VLXD theo mô hình 4 nhà đối với 12 Công ty là đúng, việc sử dụng khoản tiền vay là sai phạm. Đồng thời, không nhớ người làm thủ tục chuyển tiền, chỉ nhớ chỉ đạo nhân viên làm.

Sau khi có nguồn tiền, 4 Công ty (Quốc Thắng, Thịnh Quốc, Hương Việt, Thiên Trang Phạm) cho chuyển tiếp đến tài khoản nhiều cá nhân là nhân viên của Thiên Thanh mở tại các Ngân hàng: ACB, VCB, BIDV và MSB để chuyển đến tài khoản 3 Công ty: Phong Hiệp, Quốc Thắng, Đại Long, sử dụng cho việc tăng vốn điều lệ Ngân hàng Xây dựng (VNCB) dưới danh nghĩa cổ đông góp vốn mua cổ phần tăng thêm, trả nợ vay Công ty Hải Tiến, trả lãi khoản vay tại BIDV.

Về việc sử dung 4.700 tỷ đồng vay tại BIDV, Khương cho biết 4.000 tỷ đồng được chuyển tăng vốn VNCB; 623,528 tỷ đồng chuyển trả nợ Công ty CP Đầu tư Phát triển Hải Tiến; còn lại 76,472 tỷ đồng sử dụng trả lãi các khoản vay tại BIDV.

8h40: Sở Kế hoạch & Đầu Tư Long An thừa nhận sai sót trong việc cấp đổi GPKD

Chủ tọa mời đại diện Sở Kế hoạch & Đầu tư Long An gồm ông Trần Duy Vũ, Phan Thành Kiệt.

Hai vị đại diện khai, có ký vào và triển khai thủ tục theo Nghị định 43 về đăng ký kinh doanh. Năm 2013, VNCB có đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh lần thứ 27, cơ quan đã nhận hồ sơ và chấp nhận. Tuy nhiên sau đó NHNN đề nghị sửa đổi giấy phép từ 7.500 tỷ xuống 3.000 tỷ, sở đã thu hồi giấy đăng ký kinh doanh lần 27.

Khi chủ tọa hỏi đại diện sở căn cứ vào đâu để cấp giấy phép khi mà NHNN chưa chấp nhận tăng vốn điều lệ, sở cho biết căn cứ vào nghị định 43.

Đại diện Sở cho biết trách nhiệm trong lần cấp đổi giấy phép, áp dung quy tắc thủ tục đăng kí doanh nghiệp, thực hiện theo 43 thì đảm bảo. Tuy nhiên, do ngân hàng là đặc thù chuyên ngành nên bên sở cũng sơ sót về điều này

Sau đó chủ tọa yêu cầu Sở Long An nộp lại quyết định thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh số 27 của VNCB.

8h30: Bị cáo Vũ Viết Minh Quân có đơn giám định bệnh tâm thần

HĐXX nhận được 1 đơn giám định tâm thần của bị cáo Vũ Viết Minh Quân - nguyên Giám đốc Công ty CP Dịch vụ và Đầu tư và Thương mại Minh Quang. Giám định tâm thần do vợ của bị cáo Quân nộp kèm theo 1 cuốn sổ khám bệnh nội trú của Bệnh viện tâm thân 1 ở Hà Nội.

Bị cáo Quân không có ý kiến gì về vấn đề này và cho biết hiện trạng bây giờ sức khoẻ thấy bình thường. Bị cáo thường xuyên mất ngủ, đau đầu mỗi đêm nhưng vẫn nhận thức bình thường. Quân cho biết trước đây mình có điều trị bệnh rối loạn tinh thần, do bị mất ngủ và đau đầu nên các bác sĩ khám và có uống thuốc tại nhà.

8h15: Cơ quan điều tra xác định việc gửi tiền và thu tiền của 3 ngân hàng là đúng quy định

HĐXX mời điều tra viên vụ án Phan Thị Nga, PC46, Bộ Công an lên làm rõ.

xet xu pham cong danh sang 121 tham van cac bi cao lien quan den khoan vay 4700 ty tai bidv
Bà Phan Thị Nga, PC46, Bộ Công an (Ảnh: PV)

Bà Nga cho biết, trong quá trình điều tra CQĐT P10 PC46 có nhận được công văn của VKS, sau đó đã tiến hành xác nhận số tiền này. Số tiền trên 6.000 tỷ là tiền gửi của VNCB đã dùng thế chấp tại 3 ngân hàng cho khoản vay của các công ty của Phạm Công Danh. Trong đó BIDV tất toán khoản vay của 12 công ty do Phạm Công Danh lập.

Quá trình điều tra VKS xác định đây là vật chứng của vụ án nên CQĐT đã trưng cầu giám định thấy việc gửi tiền và thu tiền vay của 3 ngân hàng là không sai, đúng quy định nên không có căn cứ thu hồi.

8h: Các bị cáo đã được dẫn giải vào phòng xử

Mở đầu phiên tòa, HĐXX muốn biết nội dung công văn cơ quan điều ra của Viện kiểm sát về khoản vay liên quan đến BIDV.

xet xu pham cong danh sang 121 tham van cac bi cao lien quan den khoan vay 4700 ty tai bidv
Bị cáo Trầm Bê tại phiên toà ngày 12/1 (Ảnh: PV)

Tóm tắt phiên tòa chiều ngày 11/1

Liên quan đến việc bị cáo Phạm Công Danh dùng pháp nhân 12 công ty để lập hồ sơ khống vay 4.700 tỷ đồng của BIDV, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB) đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

Tuy nhiên bị cáo Mai muốn lý giải rõ mục đích sử dụng khoản vay là do thời điểm 2013, HĐQT VNCB muốn tăng vốn điều lệ nên phải dùng 12 công ty không hoạt động trên thực tế để lập hồ sơ vay 4.700 tỷ đồng của BIDV.

"Thời điểm này, mọi người cũng mong muốn, nóng lòng ngân hàng có vốn điều lệ mới, uy tín mới, vị trí mới để phát triển kinh doanh"- bị cáo Mai trình bày.

xet xu pham cong danh sang 121 tham van cac bi cao lien quan den khoan vay 4700 ty tai bidv
Bị cáo Phan Thành Mai (nguyên tổng giám đốc VNCB)

Sau khi vay của BIDV 4700 tỷ đồng, VNCB đã đưa 4.500 tỷ đồng vào ngân hàng để tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên việc tăng vốn này không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước không chấp thuận nhưng Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Long An vẫn thay đổi giấy phép kinh doanh cho VNCB. HĐXX đã mời đại diện Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Long An lên để thẩm vấn làm rõ những mâu thuẫn này nhưng vị đại diện vắng mặt tại phiên tòa.

Ngoài ra, trong vụ án này, có hàng loạt các bị cáo là nhân viên, lái xe, tạp vụ… được Phạm Công Danh thuê làm giám đốc để đứng tên các công ty nhằm mục đích hoàn thiện hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng.

Khai trước tòa, nhiều bị cáo cho biết cho đến khi được cơ quan điều tra mời lên làm việc, các bị cáo mới biết mình đã ký tên vay ngân hàng hàng trăm tỷ đồng. Số tiền vay được không biết đã được chuyển cho ai, các bị cáo cũng không được hưởng lợi gì…

Tất các bị cáo đều đề nghị hội đồng xét xử xem xét vì khoản tiền vay quá lớn, các bị cáo không có tiền để liên đới chịu trách nhiệm bồi thường. Khi được thuê làm giám đốc, các bị cáo được trả lương từ 5-10 triệu đồng/tháng.

Theo đó, bị cáo Phạm Công Danh cho biết, lời khai của những người thuộc nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh vừa trên là đúng. Họ là chỉ là người đứng tên, không hề có thủ đoạn nên mong HĐXX xem xét.

“Tôi không hề ép buộc các giám đốc giấy đứng tên giám đốc. Bản thân họ vì tin tưởng nên họ không kiểm tra hồ sơ, việc làm hồ sơ cho vay, tôi không hề che đậy, trước là họ được hưởng lương, sau là nghĩa vụ. Các giám đốc đứng tên thuê không được hưởng bất kỳ đồng tiền này từ các khoản tiền vay từ ngân hàng, họ cũng không yêu cầu lương mà cho là tự nguyện Danh đưa cho. Xin HĐXX xem xét cho họ, vì họ cũng rất khó khăn," bị cáo Danh nói.

PV

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.