|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh chiều 22/1: Luật sư đề nghị xem xét việc mua lại 0 đồng của NHNN và bồi thường 6.100 tỷ đồng cho VNCB

13:55 | 22/01/2018
Chia sẻ
Chiều nay 22/1, phiên xử ông Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Phó chủ tịch HĐQT Sacombank) và 44 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tiếp tục tranh luận về nguyên nhân dẫn đến hành vi sai phạm và dòng tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ.
 
xet xu pham cong danh chieu 221 luat su de nghi xem xet viec mua lai 0 dong cua nhnn va boi thuong 6100 ty dong cho vncb Xét xử Phạm Công Danh sáng 22/1: Đề nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng từ ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank trả cho CB để khắc phục hậu quả
xet xu pham cong danh chieu 221 luat su de nghi xem xet viec mua lai 0 dong cua nhnn va boi thuong 6100 ty dong cho vncb Ông Trầm Bê bị đề nghị án 5 - 6 năm tù giam
xet xu pham cong danh chieu 221 luat su de nghi xem xet viec mua lai 0 dong cua nhnn va boi thuong 6100 ty dong cho vncb VKS đề nghị ông Phạm Công Danh 30 năm tù, Trầm Bê 5-6 năm tù

Phạm Công Danh: Đằng sau đề án tái cơ cấu thì có nhiều con số khiến tôi không ngờ đến

Nói trước tòa, ông Danh tin tưởng vào luật pháp, tuy nhiên trong đề án tái cơ cấu, đây là bối cảnh dẫn đến hậu quả như ngày hôm nay. "Điều tôi sai lớn nhất là tôi bị vào nhóm nợ trước, tin tưởng vào pháp luật, vào chính phủ với tâm huyết xây dựng Ngân hàng Xây dựng như bao ngân hàng khác", ông Danh bày tỏ.

"Tuy nhiên, đằng sau đề án tái cơ cấu thì có nhiều con số khiến tôi không ngờ đến. Nhiều người đã cảnh báo tôi nhưng tôi không tin", ông Danh nói.

"Mục đích của bị cáo là trong sáng, khi cơ quan điều tra chưa khởi tố vụ án, tôi đã yêu cầu Mai và thuốc cấp trình bày hết, hợp tác tới tận phiên tòa. Kính mong HĐCC xem xét cho tôi và những người ở đây trong bối cảnh và hoàn cảnh. Toàn bộ số tiền này không phải do tôi bỏ ra mà do sai phạm là có". Bị cáo Danh thừa nhận đã chủ quan, không kiểm tra kỹ. "Khoản tiền 4.500 tôi không nhớ chút nào, anh Mai là người điều hành", ông Danh cho hay.

Phiên tòa tạm nghỉ, sáng mai luật sư bào chữa cho Phan Thành Mai sẽ tham gia tranh luận.

Luật sư: Có rất nhiều hành vi dẫn đến hậu quả chưa chính xác

Luật sư Trần Minh Hải, bào chữa cho ông Danh cho rằng, việc xác định hành vi sai phạm ảnh hưởng dến sự sống còn của các bị cáo. Có rất nhiều hành vi dẫn đến hậu quả chưa chính xác. Thứ nhất, giao dịch gửi tiền của VNCB tại ba ngân hàng là đúng quy định, không trái pháp luật.

Thứ hai, luật TCTD không bắt buộc cấm cấp tín dung không có tài sản bảo đảm. Luật sư đề nghị loại bỏ phần cáo trạng trang 91 của cáo trạng.

xet xu pham cong danh chieu 221 luat su de nghi xem xet viec mua lai 0 dong cua nhnn va boi thuong 6100 ty dong cho vncb
Luật sư Trần Minh Hải.

Nếu HĐXX cho rằng đây là hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì ngay lập tức hàng nghìn giao dịch trong hệ thống ngân hàng về việc thế chấp tiền gửi để vay tiền là sai pháp luật, gây nên nghịch lý trong hệ thống ngân hàng.

Vấn đề thứ 4, nếu không khấu trừ 4.500 tỷ đồng ra khỏi 6.100 tỷ đồng thiệt hại thì sẽ phát sinh 7 nghịch lý, gồm:

Thứ nhất, thị trường tiền tệ sẽ xuất hiện nghịch lý dòng tiền hòa chung sau đó hòa tan. Việc hòa chung 4.500 tỷ đồng sau đó sử dụng là hết sức bất thường.

Thứ hai, nếu khoản tiền này có nguồn gốc bất hợp pháp thì trước tiên khẳng định không phải thuộc về VNCB. Nếu không phải bất hợp pháp thì phải trả lại cho các bị cáo. Luật sư khẳng định số tiền này chưa bao giờ nằm trong túi tiền của ông Danh.

Thứ ba, nghích lý cứ ai động tiền của ngân hàng là phạm tội. Luật sư cho biết, đại diện VNCB đã trả lời dùng khoản tiền này để trả nợ, chi lãi ngoài, chăm sóc khách hàng… Đây hoàn toàn là những hoạt động của VNCB.

Thứ tư, nghịch tiền bên nào đi vay nợ, hết tiền thì không phải trả… Luật sư khẳng định 4.500 tỷ đồng chưa bao giờ nằm trong vốn điều lệ của VNCB, mà nằm trong nợ phải trả. Do đó không thể cho rằng cứ sử dụng hết 4.500 tỷ đồng thì không trả nợ.

Thứ năm, không hoàn trả 4.500 tỷ đồng thì sẽ phát sinh ra nghích lý cứ thay đổi pháp nhân thì không phải trả nợ. Đại diện CB cho rằng, thay đổi pháp nhận thì không liên quan đến khoản tiền 4.500 tỷ đồng là sai lầm, đề nghị HĐXX bác bỏ.

Thứ sáu, không tăng vốn thì phải có trách nhiệm trả lại cho người góp vốn. Số tiền này thuộc sở hữu 22 cá nhân, pháp nhân.

Thứ bảy, tính chất thực sự của vụ án đã không đủ làm rõ từ 2 con số 6.126 tỷ đồng thiêt hại và 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ. Theo luật sư, thiệt hại của vụ án chỉ cần lấy số tiền 6.126 tỷ trừ đi 4.500 tỷ là ra, nhưng chúng ta không giải quyết mà cứ chờ. Như đại diện CB nói chờ quyết định của NHNN, vậy thì chờ cho đến khi nào?

Mong HĐXX xem xét, sự công bằng cho ông Danh, ông đã dùng tài sản Tập đoàn Thiên Thanh, gia đình để giúp ngân hàng VNCB.

"Mỗi người trong vụ án này đã có cách hiểu khác nhau, nhận thức khác nhau dẫn đến sai phạm"

Theo luật sư Bùi Thị Hồng Giang, bị cáo Phạm Công Danh làm hệ thống ngân hàng khi chưa có kinh nghiệm. Với cương vị Chủ tịch ngân hàng thì cần phải hiểu rõ rất nhiều luật, quản lý rủi ro ngân hàng… trong khi ông Phạm Công Danh chỉ có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp.

Khi Phạm Công Danh điều hành ngân hàng thì thấy rằng có nhiều luật không giống như khi làm doanh nghiệp.

Luật sư Giang đưa ra số lượng quy định trong hệ thống ngân hàng lên đến hàng nghìn cho thấy luật pháp liên quan hệ thống ngân hàng rất phức tạp và một người không có kinh nghiệm thì khó có thể điều hành được.

Luật sư Giang cũng lấy dẫn chứng cho rằng, riêng luật về cho vay trên khoản tiền gửi, mỗi người trong vụ án này đã có cách hiểu khác nhau, nhận thức khác nhau dẫn đến sai phạm.

Thứ hai, có một số vấn đề xem xét để làm giảm tội danh của ông Danh như: ông Danh đang làm chủ tập đoàn hết sức yên ổn nhưng đã xin mở ngân hàng để có thể giúp gói 4 nhà thành công. Khi không được mở ngân hàng thì ông Danh đã từng rất quyết tâm tái cơ cấu ngân hàng Ngân hàng Đại Tín để vực dậy ngân hàng này. Rồi, ông Danh phải bỏ tiền túi ra để vực dậy ngân hàng… Như vậy thì, ông Danh có cố ý làm trái quy định của Nhà nước không? Luật sư bày tỏ sự xót xa của mình đối với thân chủ và mong HĐXX xem xét.

Luật sư đề nghị xem xét hành vi mua lại 0 đồng của NHNN; ba ngân hàng BIDV, TPBank và Sacombank trả lại 6.100 tỷ đồng

LS Trường Quốc Hòe đề nghị làm rõ quan hệ dân sự trong vụ án, luật sư cho rằng, ông Danh buộc phải huy động tiền bằng mọi phương án để duy trì ngân hàng. Việc chính hành vi trong giai đoạn 1 cũng chính nhằm mục đích phát triển ngân hàng, việc NHNN mua 0 đồng đã xâm phạm quyền, lợi ích của các cổ đông tại thời điểm đó.

Luật sư đề nghị HĐXX xem xét hành vi mua lại 0 đồng của NHNN, kiến nghị hành vi về tổ giảm sát NHNN. Nếu làm đúng chức trách thì thiệt hại đã không xảy ra, truy thu 4.500 tỷ đồng để cấn trừ nợ.

Luật sư Hòe cho rằng bối cảnh khiến ông Danh gây ra hành vi sai phạm cần được xem xét thấu đáo. Ngay từ đầu, ông Danh đã mong muốn được thành lập một ngân hàng mới cho ngành xây dựng với mục tiêu giúp các doanh nghiệp trong ngành phát triển, phù hợp với chủ trương của Chính Phủ. Tuy nhiên, mong muốn có được ngân hàng để thực hiện mô hình 4 nhà đã không thành do Ngân hàng Nhà nước không cho phép thành lập ngân hàng mới.

Và rồi, ông Danh bị lừa, lôi kéo và mua lại Ngân hàng Đại Tín với tình trạng bê bết, cố gắng giữ thanh khoản ngân hàng và rồi ông Danh kết thúc sự nghiệp của mình bằng bản cáo trạng của ngày hôm nay. Theo luật sư Hòe, bối cảnh dẫn đến hành vi của bị cáo Danh chưa được xem xét.

HĐXX lưu ý các luật sư đi quá xa so với phạm vi của vụ án. HĐXX hết sức lưu ý về phạm vi dân sự của vụ án là 6.100 tỷ đồng, nếu không có gì mời luật sư về chỗ.

Giống như 2 vị luật sư Hòe và Giang, luật sư Hà Hải cũng cho rằng ông Danh không phải tư lợi cá nhân, mục đích chỉ là cứu ngân hang nên đề nghị HĐXX xem xét và thu hồi 6.126 tỷ đồng, đối với khoản vay tại 3 ngân hàng BIDV, TPBank. Sacombank, luật sư đề nghị ba ngân hàng hoàn trả lại tổng cộng hơn 6.100 tỷ đồng.

Luật sư: "CBBank nói số tiền này đã hòa vào dòng tiền chung của ngân hàng là trái quy định"

Về khoản vay 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ, theo luật sư, nằm chắc chắn ở dòng tiền VNCB trước đây và CBBank hiện tại. Liên quan số tiền này, CBBank cho rằng đã hòa chung, sau khi ngân hàng nhà nước mua lại 0 đồng nên không còn để trả cho các bị cáo.

Theo luật sư, đây là số tiền không nhỏ, tồn tại vật chất nên không thể tự mất đi. Nó phải có nguồn đi, nguồn gốc, báo cáo tài chính rõ ràng, vấn đề là ai sử dung, sử dụng như thế nào.

Theo quy định của pháp luật không phải tiền cứ chuyển vào ngân hàng là tiền của ngân hàng. Mặc dù số tiền 4.500 tỷ đồng mà các bị cáo đã chuyển vào tài khoản của VNCB nhưng chưa phải là tiền của ngân hàng. Theo luật sư số tiền này cần hạch toán vào khoản phải trả, nên việc CBBank nói số tiền này đã hòa vào dòng tiền chung của ngân hàng là trái quy định, là xâm phạm quyền vụ chính đáng của các bên.

Luật sư cho rằng, lý do VNCB nói số tiền 4.500 tỷ đồng đã triệt tiêu là không hợp lý và không có tính pháp lý.

"Nếu như chúng ta chấp nhận quan điểm 4.500 tỷ đồng hòa chung vào dòng tiền và đã sử dung hết thì phải xem xét lại hành vi của dụng?", luật sư nêu quan điểm.

Luật sư cho biết VNCB đã sử dung, vậy tự hỏi có thiệt hại hay không? Luật sư cho rằng, VNCB không bị thiệt hại mà còn được hưởng lợi. Nếu không xem xét, thu hồi trả lại cho các bị cáo thì VNCB sẽ được hưởng lợi kép, VNCB phải có nghĩa vụ trả lại.

Luật sư giải thích hưởng lợi kép là VNCB vừa được sử dụng để tăng vốn điều lệ, vừa không phải trả lại; trong khi đó lại đòi bồi thường thiệt hại 6.100 tỷ đồng bao gồm 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ.

Theo luật sư, khi nhà nước mua lại 0 đồng, thì không ảnh hưởng đến quyền lợi của những người nộp tiền vào để tăng vốn điều lệ dù vốn chủ sở có âm.

Luật sư khẳng định lại số tiền 4.500 tỷ đồng hòa vào dòng tiền chung là trái pháp luật, cần trả lại cho các bị cáo để bồi thường thiệt hại.

Đối với lãi quá hạn của ba công ty Thanh Quang, Nhất Nhất Vinh, An Phát, luật sự nhận thấy việc BIDV thu lãi quá hạn 3 công ty nói trên là không hợp lý.

HĐXX lưu ý đây phiên tòa xét xử liên quan đến phạm vi thiệt hại 6.100 tỷ đồng, không xem xét quan hệ tín dung. Theo luật sư, lãi quá hạn cũng nằm trong thiệt hại; HĐXX nhắc lại lần nữa về phạm vi của vụ án.

Tuy nhiên, luật sư tiếp tục quan điểm đề nghị HĐXX xem xét, thu hồi lại lãi quá hạn mà chi nhánh BIDV Gia Định trái pháp luật để bù đắp thiệt hại.

Món tiền thứ ba mà luật sư đề xuất là 190 tỷ đồng mà bà Phương chuyển vào tài khoản ông Trần Quí Thanh; Khoản tiền 155 tỷ đồng mà ông Danh trả lãi cho ông Thanh.

Vì sao Phạm Công Danh lại đi vay tiền nhiều tiền như vậy?

Luật sư Bùi Phương Lan bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh cho rằng, thu hồi khoản thiệt hại là cần thiết, là cơ hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bị cáo. Tại sao ông chủ Phạm Công Danh lại phải chạy vạy khắp nơi để trả tiền chăm sóc khách hàng, nếu không làm rõ bị cáo Danh sẽ bị cho là tư lợi cá nhân.

xet xu pham cong danh chieu 221 luat su de nghi xem xet viec mua lai 0 dong cua nhnn va boi thuong 6100 ty dong cho vncb
Luật sư Bùi Phương Lan.

Luật sư cho rằng, trả lời câu hỏi này sẽ khơi ra được nguyên nhân, bối cảnh khiến Danh phải như ngày hôm nay. Với mong ước của mình, bị cáo Danh đã trình bày với NHNN để thành lập ngân hàng mới nhưng NHNN không đồng ý mà chỉ cho tái cơ cấu.

Vì vậy Danh phải mua lại ngân hàng Đại Tín của bà Phấn, đó chính là khởi nguồn, nguyên nhân cho hành vi sai phạm bị cáo Danh phải đứng trước tòa hôm nay. Bị cáo Danh đã huy động tất cả tài sản để cứu ngân hàng. Mọi việc đã vượt quá tầm kiểm soát của bị cáo.

Ông Danh cùng cán bộ ngân hàng đã bỏ một khoản tiền rất lớn chi trả lãi ngoài cho khách hàng, đây cũng nguyên nhân quan trọng dẫn đến sai phạm. Ngoài ra, vấn đề tăng vốn điều lệ cũng là một nguyên nhân.

Luật sư cho rằng, mặc dù hành vi của bị cáo là trái pháp luật nhưng lại xuất phát từ mục đích cứu VNCB, bị cáo còn dùng tài sản gia đình để giúp ngân hàng, do đó luật sư đề nghị HĐXX xem xét nguyên nhân dẫn đến hành vi.

Tóm tắt phiên sáng 22/1

Phát biểu quan điểm về vụ án, đại diện VKS cho rằng, ông Phạm Công Danh vì lợi ích của công ty mình đã lôi kéo nhiều lãnh đạo ngân hàng và cấp dưới thực hiện loạt hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.100 tỷ đồng. Hành vi này của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội.

xet xu pham cong danh chieu 221 luat su de nghi xem xet viec mua lai 0 dong cua nhnn va boi thuong 6100 ty dong cho vncb
Ông Phạm Công Danh (Ảnh: PV)

Ông Danh là người đề ra chủ trương, chỉ đạo đồng phạm dùng nhiều thủ đoạn tìm cách rút tiền VNCB, móc nối với các lãnh đạo ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank cùng giám đốc các công ty do mình thành lập, hoặc đi mượn, để rút trái pháp luật tiền của VNCB bảo lãnh những khoản vay, gây thiệt hại cho VNCB. Số tiền thiệt hại là đặc biệt lớn, hiện chưa thể thu hồi.

"Tuy bị cáo thành khẩn khai báo, gia đình có công với cách mạng, có những đóng góp cho xã hội... nhưng cần phải áp dụng mức án cao nhất của khung hình phạt mới đảm bảo tính răn đe", đại diện VKS cho biết và đề nghị HĐXX tuyên phạt ông Danh mức án 20 năm tù, tổng hợp với bản án trước phải chấp hành hình phạt là 30 năm.

Đối với ông Trầm Bê, VKS nhận định có mối quan hệ với ông Danh từ trước, biết ông này không thể vay tiền của VNCB nên đã đồng ý và chỉ đạo cấp dưới cho vay 1.800 tỷ đồng. Từ chỉ đạo của bị cáo, các chi nhánh đã giải ngân cho 6 công ty của ông Danh vay. Các bị cáo không thẩm định phương án kinh doanh thực tế, phê duyệt cho vay khi hồ sơ chưa đầy đủ.

"Việc bị cáo Bê cho rằng bị cáo Danh có thể vay tiền của Sacombank mà không phải dùng tiền gửi thị trường hai, là nhận thức chưa đúng quy định của pháp luật. Bị cáo còn chỉ đạo cấp dưới giải ngân trước bổ sung hồ sơ sau, tạo điều kiện cho ông Danh dùng tiền của VNCB bảo lãnh vay, gây thiệt hại cho VNCB 1.800 tỷ đồng", VKS nêu quan điểm và khẳng định cáo trạng truy tố ông Trầm Bê là có căn cứ.

Tuy nhiên, ông Trầm Bê thành khẩn khai báo, không hưởng lợi cá nhân, không mong muốn hậu quả xảy ra… nên VKS đề nghị mức án 5-6 năm tù.

VKS cũng chấp nhận một phần kiến nghị của ông Bê, giải tỏa kê biên căn nhà trên đường An Dương Vương của bà Dương Tú Anh (chị vợ bị cáo Bê). Đối với bất động sản còn lại ở quận Bình Tân, Viện đề nghị tiếp tục kê biên để đảm bảo thi hành án.

Bên cạnh đó, VKS đề nghị HĐXX thu hồi 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank để khắc phục hậu quả.

Đồng thời, VKS cho rằng cần điều tra công khai tại tòa về trách nhiệm dân sự, để tiếp tục thu hồi số tiền thiệt hại cho CB (Ngân hàng TNHH một thành viên Xây dựng - CB trước đó là VNCB).

Bị cáo Danh và Tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn lại toàn bộ số tiền trên cho 3 ngân hàng đã cho vay.

Minh Anh - Tiến Vũ